V TỔNG SỐ LAO ĐỘNG À CHẾ ĐỘ ỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM
3.1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu phát triển
"Phát huy truyền thống đoàn kết của một đơn vị anh hùng, tiếp tục đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005; phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng với chất lượng cao; phát triển dịch vụ đảm bảo hoạt động bay theo hướng hiện đại, thống nhất đồng bộ và ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và quốc tế. Phối hợp với các cơ quan điều hành bay trong và ngoài nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động bay trong vùng trách nhiệm được giao, bảo đảm chỉ huy điều hành bay " An toàn, điều hòa, hiệu quả". Góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền vùng trời Quốc gia. Phấn đấu thực hiện mức tăng trưởng bình quân về sản lượng điều hành bay từ 3 đến 5 %/ năm; triển khai thực hiện các loại hình sản xuất, kinh doanh khác trên cơ sở điều kiện và thế mạnh của Tổng công ty; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động."[16]
3.1.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công tyQuản lý bay Việt Nam Quản lý bay Việt Nam
- Thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đáp ứng các tiêu chuẩn khuyến cáo thực hành của ICAO. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh Quốc gia.
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sỡ hữu tại Tổng công ty, hoàn thành các nhiệm vụ do Chủ sở hữu giao trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chủ sỡ hữu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động.
- Tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất,
nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả đầu tư kinh doanh, uy tín và khả năng cạnh tranh. Thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng của ngành.
- Kinh doanh đa ngành, nghề, phát triển về các ngành đào tạo, dịch vụ thương mại chuyên ngành phấn đấu trở thành Tổng công ty mạnh cả về tiềm lực tài chính, khoa học, công nghệ, đào tạo, dịch vụ và năng lực quản lý điều hành.
- Không ngừng sáng tạo, có những giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao về kinh tế cũng như thay đổi phương thức điều hành bay nhằm tối ưu hóa quản lý vùng trời.
- Trong giai đoạn từ năm 2011-2012, phải hoàn thành các dự án lớn như: Đầu tư xây dựng Đài kiểm soát không lưu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đài không lưu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội với quy mô và công năng hiện đại, Nghiên cứu và áp dụng hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMHS/ATN ngay khi tiêu chuẩn IPS được ICAO phê duyệt, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hàng không cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh củaTổng công ty Quản lý bay Việt Nam Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
Với mục tiêu bảo đảm chỉ huy điều hành bay "An toàn, điều hòa, hiệu quả" và phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt nam, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Hiện nay, VATM là DN nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Để trở thành một Tổng công ty mạnh có thương hiệu, tính hội nhập, cạnh tranh quốc tế cao, cung ứng tốt nhất các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay cho các hãng hàng không trong nước và Quốc tế, không ngứng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.1. Tiếp tục mở rộng thị trường, tăng doanh thu
Với nhiệm vụ chính là cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả tàu bay dân dụng và tàu bay quân sự hoạt động tại tất cả các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các vùng thông báo bay (FIR) trên biển Quốc tế do Việt Nam quản lý và các vùng không phận được ủy quyền hợp pháp bao gồm; Dịch vụ không lưu ( Dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động ); Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát; dịch vụ thông báo tin tức hàng không; Dịch vụ khí tượng; Dịch vụ tìm kiếm cứu nạn. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác... Để mở rộng thị trường tăng doanh thu Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Hàng không, các quốc gia lân cận tổ chức lại các mạng đường bay, giảm thời gian bay, tiết kiệm nhiên liệu.
Thay đổi phương thức điều hành bay nhằm tối ưu hóa quản lý vùng trời đáp ứng yêu cầu phát triển và tăng trưởng của hoạt động hàng không trong khu vực và thế giới.
Khai thác tối đa khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát huy nội lực tăng cường khả năng lực lượng cán bộ khoa học của Tổng công ty trong thiết kế, chế tạo, sản xuất và lắp đặt các hệ thống thiết bị kỹ thuật quản lý bay như hệ thống đèn hiệu, biển báo sân bay, giàn phản xạ nhà đặt máy đài DVOR/DME cho thị trường trong nước và tiến sang thị trường nước ngoài như: Pháp, Nhật, Nga, Singapore...
Ngoài nhiệm vụ chính cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay Tổng công ty cần phải đồng thời triển khai các dự án, các ngành nghề kinh doanh có thế mạnh đã đăng ký. Tổ chức, phối hợp các hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
3.2.2. Tăng cường quản lý và kiểm soát chi phí
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, quản lý và kiểm soát chi phí là nhiệm vụ mà các nhà quản lý của doanh nghiệp phải quan tâm, đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thì vấn đề quản lý và kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Quản lý và kiểm soát chi phí tốt sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc kiểm soát chi phí cần được thực hiện qua ba giai đoạn trước khi chi tiêu, trong khi chi tiêu và sau khi chi tiêu; Trước khi chi tiêu cần xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí; Trong khi chi tiêu cần phải kiểm soát để chi tiêu trong định mức và hoạch định; Sau khi chi tiêu cần phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý của Công ty. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
3.2.3. Tăng cường đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học công nghệ, tăng chấtlượng dịch vụ lượng dịch vụ