Về thành tích đạt được

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 83)

V TỔNG SỐ LAO ĐỘNG À CHẾ ĐỘ ỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.4.1. Về thành tích đạt được

Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tốt. Tổng công ty đã quản lý và sử dụng hiệu quả toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được Nhà nước giao. Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh thực hiện hàng năm đều tăng vượt mức so mục tiêu đề ra: cụ thể sản lượng điều hành bay tăng bình quân 2,71 % so kế hoạch, Tổng thu tăng bình quân 4,38% so kế hoạch, nộp ngân sách tăng bình quân 4.37% so kế hoạch công ích. Doanh thu ngoài công ích tăng do đó nộp ngân sách cho hoạt động kinh doanh ngoài công ích tăng bình quân là 31,9% so kế hoạch. Chấp hành nghiêm các quy định, chế độ về công tác quản lý tài chính, kế toán. Thực hiện tốt các quy định về thanh toán quyết toán, kiểm toán và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân cho người lao động tăng, Thực hiện tốt công tác xã hội như đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo và gia đình khó khăn....Hàng năm Tổng công ty đều được chủ sở hữu xếp loại doanh nghiệp hạng A.

Vượt trên 108 tổ chức hàng không của các nước trên thế giới tham gia bình chọn, tháng 6/2009, VATM vinh dự được IATA trao tặng giải thưởng “Đại Bàng”. Đây là giải thưởng dành để tôn vinh các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không và các sân bay có những thành tích nổi bật và đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành hàng không khu vực và thế giới, trong đó VATM là nhà cung cấp dịch vụ dẫn đường hàng không tiến bộ nhất như phát biểu của ông Bisignani - Chủ tịch IATA tại lễ trao giải thưởng: “…Trong vòng 15 năm qua, VATM đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện tính tin cậy, hiệu quả và hướng đến khách hàng. Bên cạnh việc duy trì các mối quan hệ chặt chẽ với các hãng Hàng không, VATM cũng đóng vai trò tích cực trong những sáng kiến khu vực...”. Có được thành công này là nhờ Cục Hàng không Việt Nam nói chung và VATM nói riêng đã định hướng, đề ra mục tiêu phát triển của chuyên ngành quản lý bay đúng theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như kế hoạch ứng dụng dẫn đường hàng không tương lai (FAN/ATM) của Tổ chức Hàng không

dân dụng quốc tế (ICAO). Trên cơ sở các định hướng, kế hoạch đã đề ra, VATM đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không, các quốc gia lân cận tổ chức lại các mạng đường bay nhằm tối ưu hóa, giảm thời gian bay, tiết kiệm nhiên liệu..., đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm từng bước đáp ứng chương trình CNS/ATM mới phù hợp với lộ trình của khu vực, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của công nghệ mới, luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng là các hãng Hàng không để dịch vụ bảo đảm hoạt động bay ngày càng hoàn thiện hơn và hướng tới khách hàng.

Chương trình CNS/ATM đã được ICAO đề ra nhằm thúc đẩy các nước đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tin học, điều khiển học tiên tiến nhất vào hệ thống các phương tiện quản lý bay. Hầu hết các quốc gia tiên tiến như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật, Úc… đã đầu tư nghiên cứu thực nghiệm chương trình CNS/ATM. Được sự chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tư vấn giúp Việt Nam xây dựng kế hoạch tổng thể ứng dụng CNS/ATM mới. Đến nay, theo lộ trình của Cục Hàng không Việt Nam, VATM đã ứng dụng từng phần nội dung của kế hoạch này, triển khai áp dụng CNS/ATM mới một cách đồng bộ trên 3 lĩnh vực chính: Trước hết, VATM được sự chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch bầu trời, thiết kế hệ thống đường hàng không mới nhằm hướng tới khách hàng, mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động hàng không như điều chỉnh lại cấu trúc đường bay trên khu vực biển Đông năm 2001, giảm phân cách cao năm 2002, khai thác đường bay mới từ Hồng Kông đi Jakarta năm 2005, triển khai phương thức giám sát tự động phụ thuộc và liên lạc giữa kiểm soát viên không lưu với người lái bằng dữ liệu (ADS/CPDLC) năm 2007, sửa đổi cơ cấu phân bổ mực bay và khai thác tính năng dẫn đường khu vực (RNP 10) năm 2008… Những hoạt động này đã góp phần tăng cường tính an toàn, hiệu quả của các hoạt động bay trên FIR/HCM và FIR/HAN.

Đồng thời, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của VATM đã được đầu tư cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện VATM đã xây dựng được 9 trạm rađa giám sát, 11

đài dẫn đường DVOR/DME thay thế các đài NDB, 8 trạm thông tin liên lạc không - địa VHF tầm xa, 20 đài chỉ huy phục vụ điều hành tiếp cận tại sân. Đặc biệt, năm 2006 đã khánh thành và đưa vào khai thác Trung tâm kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh (AACC/HCM), đây là cơ sở điều hành bay áp dụng công nghệ FANS/ATM với nhiều chức năng tự động hóa. Bước tiến này đã đưa VATM trở thành điểm sáng nhất trong hệ thống quản lý không lưu trong khu vực

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 83)