CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY
2.2.2. Nhân tố môi trường thế giới và khu vực
Là quốc gia thành viên của ICAO, ngành Hàng không Việt Nam nói chung và Tổng cơng ty Quản lý bay Việt Nam nói riêng hoạt động ln tuân thủ các khuyến cáo thực hành của ICAO. Trong nhiều năm qua, cùng với các cơ quan Quản lý bay của các nước trong khu vực TCT đã tổ chức triển khai thực hiện thành cơng các chương trình liên quan đến quản lý điều hành bay góp phần vào sự phát triển của nền khơng vận khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó phải kể đến việc tổ chức quản lý điều hành, hệ thống đường bay mới và tổ chức vùng trời trên khu vực Biển Đông; tổ chức thực hiện thành cơng 3 giai đoạn của chương trình giảm phân cách cao tối thiểu do ICAO khởi xướng trên toàn bộ các đường bay trong các
vùng thơng báo bay của VN theo đúng lộ trình của khu vực; triển khai thực hiện khai thác chính thức phương thức điều hành bay bằng giám sát tự động phụ thuộc/ liên lạc không địa bằng dữ liệu (ADS/CPDLC trong FIR Hồ Chí Minh).
Trước năm 1975, Trung tâm kiểm sốt đường dài Sài Gịn là trung tâm hiện đại trong khu vực, nên được Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) giao cho kiểm sốt FIR Sài Gịn cũ, bao gồm vùng trời trên đất liền của miền nam Việt Nam và vùng trời rất lớn trên khu vực phía nam Biển Đơng. Khi miền nam hồn tồn giải phóng, Việt Nam chưa tun bố tiếp quản và mở cửa hoạt động FIR Sài Gòn, ICAO tạm thời giao vùng trời trên Biển Đơng cho ba Trung tâm kiểm sốt đường dài không phận của Việt Nam. Việt Nam chỉ còn quản lý và điều hành vùng trời duy nhất trên lãnh thổ đất liền.
Theo ICAO, FIR chỉ là vùng trời mang tính kỹ thuật đơn thuần, khơng mang ý nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Nhưng thực chất quốc gia nào quản lý FIR, quốc gia đó quản lý mọi hoạt động bay trong vùng trời đó. Đánh giá được ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, ngày 4-1-1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 05/CT về "Những nhiệm vụ cấp bách để giành lại quyền điều hành FIR Hồ Chí Minh". Cục Hàng khơng dân dụng Việt Nam đã chỉ đạo Công ty Quản lý bay (tiền thân của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam - TCT) và các đơn vị thuộc Cục thực hiện hai nhiệm vụ, đó là quản lý và bảo đảm điều hành bay trong nước an toàn, và tập trung sức lực, trí tuệ trong thời gian ngắn nhất tiếp nhận lại FIR Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị khơng vận châu Á - Thái Bình Dương (RAN3) diễn ra tại Băng-cốc năm 1993, ICAO công nhận ngành hàng không Việt Nam đã đạt yêu cầu Quốc tế đề ra, TCT đã được giao quyền điều hành quản lý FIR Hồ Chí Minh từ ngày 8-12-1994 [14].