Quan điểm về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 26)

kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2.1. Quan điểm về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Xuất phát từ bản chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đề cập ở trên khi phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng sử dụng để đưa ra quyết định cho phù hợp.

Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ thể có như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Mỗi phương pháp thường phù hợp với mục tiêu và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh khác nhau. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tổng quát và hệ thống chỉ tiêu phân tích chi tiết.

của doanh nghiệp, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi và suất hao phí. Nếu ta lấy nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh chia cho nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc yếu tố đầu vào, ta được nhóm chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, sức sinh lợi và các nhóm chỉ tiêu này sẽ có sự khác nhau về nội dung phản ánh và mức độ quan trọng. Ngược lại, nếu lấy nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh chia cho nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ta được nhóm chỉ tiêu phản ánh suất hao phí.

Chỉ tiêu sức sản xuất: Sức sản xuất là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào đem lại mấy đơn vị kết quả đầu ra. Trị số chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng đầu vào càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng tăng. Ngược lại, trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng đầu vào không tốt, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Sức sản xuất = Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

[1.1] Yếu tố đầu vào

Nguồn:[7] Chỉ tiêu sức sinh lợi: Sức sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, trị số này tính ra càng nhỏ chứng tỏ khả năng sinh lợi càng thấp và làm cho hiệu quả kinh doanh không cao.

Sức sinh lợi = Đầu ra phản ánh lợi nhuận

[1.2] Yếu tố đầu vào hay đầu ra phản ánh kết quả sản xuất

Nguồn:[7] Chỉ tiêu suất hao phí: Suất hao phí là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hoặc đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào (đây là công thức nghịch đảo của cách xác định chỉ tiêu sức sản xuất). Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, nếu trị số này tính ra càng lớn

chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Suất hao phí = Yếu tố đầu vào

[1.3] Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay lợi nhuận

Nguồn:[7] Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh trên các góc độ như sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sỡ hữu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với chi phí... Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế toán tài chính và kế toán quản trị

Mặt khác khi phân tích từng nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ giúp xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đâu là nhân tố tích cực, đâu là nhân tố tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong, bên ngoài từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tóm lại: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh rất đa dạng phong phú, có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau của người nghiên cứu. Vấn đề ở chỗ trong phạm vi giới hạn nhất định, với điều kiện cụ thể cho phép phải có phương pháp lựa chọn chỉ tiêu chủ yếu để thoả mãn mục đích nghiên cứu phù hợp nhất, với chi phí thấp nhất.

Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả của doanh thu đạt được, hiệu quả hoạt động xã hội… Tất cả những thông tin đó hợp thành hệ thống thông tin tổng thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của một tổ chức hoạt động sau một kỳ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w