Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 94 - 96)

V TỔNG SỐ LAO ĐỘNG À CHẾ ĐỘ ỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Là một doanh nghiệp đặc thù với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đáp ứng các tiêu chuẩn khuyến cáo thực hành của Tổ chức Hàng

3.3.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. ổn định chính trị giữ vững an ninh, quốc phịng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường cơng tác phịng, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

Thứ hai, nhanh chóng bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quản lý Nhà nước để phù hợp với các loại hình DN mới như Tổng công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên đặc biệt đối với các công ty đặc thù như Tổng công ty quản lý bay Việt Nam. Cần điều chỉnh quy chế quản lý tài chính của TCT Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN khác, theo đó đưa ra các quy định, điều kiện, tiêu chí về huy động vốn, về đầu tư và thẩm quyền quyết định cho phù hợp vừa nhằm phát huy tính tự chủ của DN vừa nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và giám sát của cơ quan đại diện, chủ sở hữu. Phân biệt vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế với vai trị vị trí của các DNNN. Vì chưa có sự tách biệt rõ ràng nên DNNN vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực hiện một số chức năng, như cơ quan quản lý Nhà nước, lại phải lo đạt chỉ tiêu kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Do đó, cần có cơ chế bảo đảm để phân định rạch rịi

nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Nhà nước giao với lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó xóa bỏ cơ chế chủ quản theo kiểu hành chính quan liêu, bao cấp đối với DNNN, để các doanh nghiệp này tự chủ trong cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đồng vốn của Nhà nước trước các cơ quan tài chính. Về lâu dài, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội ban hành Luật sử dụng vốn ngân sách vào kinh doanh.

Thứ ba, cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong Tổng công ty đối với vốn tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp để có thể vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Việc tách bạch hai yếu tố sở hữu và quản trị là rất quan trọng. Bởi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không phụ thuộc vào yếu tố sở hữu mà phụ thuộc vào yếu tố quản trị doanh nghiệp. Nếu quản trị kém sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động thấp. Đối với yếu tố sở hữu, vấn đề đặt ra là phải xác định rõ nội dung giám sát của Nhà nước, vai trò quản lý nhà nước và vai trò chủ sở hữu, cũng như vai trò chủ sở hữu đối với quyền kinh doanh.

Thứ tư, về công tác cán bộ, xây dựng cơ chế bảo đảm để các DNNN hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng, nhưng đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ngang tầm cũng rất cần thiết. Khơng thể chấp nhận những cán bộ có trình độ chun mơn thấp, kém năng động, nhất là khi trao cho họ những doanh nghiệp có số vốn hàng nghìn tỷ đồng và hàng nghìn người lao động. Quản lý DNNN mang đặc thù riêng, nhất là phải chấp hành hàng loạt những quy định riêng do Nhà nước đặt ra với tư cách là chủ sở hữu. Vì vậy, phảt hiện và sử dụng những cán bộ quản lý DNNN giỏi khó hơn nhiều so các doanh nghiệp khác. Do đó nên áp dụng chế độ thi tuyển để chọn Tổng giám đốc, Giám đốc và chỉ bổ nhiệm có thời hạn dựa trên những điều kiện hợp lý mà các ứng cử viên đưa ra khi tham gia dự tuyển. Cần có một cơ chế đủ hấp dẫn để thu hút những con người đầy tâm huyết và năng lực vào đội ngũ quản lý DNNN, đồng thời phải có cơ chế đánh giá, giám sát hàng năm.

Thứ năm, tiếp tục hồn thiện các chính sách thuế, cơ chế quản lý phí, cơ chế quản lý giá, đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, viên chức người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra giám sát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng chi tiết bổ sung hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN đặc biệt với doanh nghiệp đặc thù như Tổng cơng ty Quản lý bay Việt Nam ngồi việc kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh còn phải giám sát chặt chẽ hoạt động quản lý của Hội đồng thành viên và điều hành của Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên. Bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác điều hành, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 94 - 96)