Các yếu tố nguồn lực của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY

2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Vốn điều lệ của Tổng công ty được ghi trong quyết định thành lập là 1.935.169.081.275 đồng (Bằng chữ: Một nghìn chín trăm ba mươi năm tỷ, một trăm

sáu chín triệu, khơng trăm tám mốt nghìn, hai trăm bảy năm đồng ). Bao gồm: Vốn

nhà nước đầu tư ban đầu, đầu tư bổ sung và vốn tự tích lũy được hạch tốn tập trung ở Tổng công ty; Vốn nhà nước ở cơng ty thành viên hạch tốn độc lập; phần vốn nhà nước do Tổng công ty đầu tư và do Nhà nước trực tiếp đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty ở nước ngồi và giao cho Tổng cơng ty quản lý. Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, tổng công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảng tổng kết tài sản và đăng ký bổ sung vốn điều lệ.

Sau hội nghị không vận Châu Á Thái bình dương ( RAN3) diễn ra tại Bangkoc năm 1993 Tổng công ty đã tiếp nhận và quản lý điều hành bay FIR Hồ Chí Minh, Từ đó tới nay Tổng cơng ty khơng ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ,

ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng dịch vụ điều hành bay, đáp ứng được yêu cầu của phương thức quản lý không lưu mới mà ICAO đề ra. Thực hiện chương trình đổi mới cơng nghệ, TCT đã đầu tư xây dựng hàng trăm dự án với tổng chi phí hàng nghìn tỷ đồng, nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị quản lý, điều hành bay. Từ năm 1994 đến nay, các đài chỉ huy tại hầu hết các sân bay địa phương đã được nâng cấp và xây mới. Hàng loạt đài kiểm sốt khơng lưu, đài dẫn đường tại các sân bay đã phát huy tốt hiệu quả, khai thác tối đa năng lực của các sân bay; từ chỗ chỉ khai thác ban ngày, đến nay đã đủ khả năng khai thác 24/24 giờ, kể cả trong điều kiện thời tiết phức tạp. Nhiều dự án lớn trọng điểm được đầu tư như dự án Trung tâm kiểm sốt khơng lưu Đường dài - Tiếp cận Hồ Chí Minh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với tổng số vốn gần 400 tỷ đồng đã được đưa vào khai thác sử dụng từ tháng 5-2006; hai dự án Đài kiểm sốt khơng lưu Cảng hàng khơng quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất với quy mô hiện đại của khu vực Đông - Nam Á, góp phần hồn thiện cơ sở hạ tầng của ngành Quản lý bay. Nâng cấp và xây dựng hai trung tâm chỉ huy đường dài, 20 đài chỉ huy, 9 trạm ra-đa sơ cấp và thứ cấp, 11 đài dẫn đường, 8 trạm VHF,... đáp ứng yêu cầu của hoạt động bay trong nước và quốc tế. Nhờ đó, TCT đã đổi mới được tồn bộ các dây chuyền công nghệ theo hướng đồng bộ và tự động hóa, đã có nhiều dây chuyền quan trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, chất lượng cao như hệ thống xử lý dữ liệu tự động, kỹ thuật số, liên lạc vệ tinh, cáp quang... Đặc biệt, đã thay đổi công nghệ quản lý - điều hành bay từ giản đơn, cổ điển (nghe - nói) sang hiện đại (nghe - nói - giám sát) và xây dựng Trung tâm xử lý dữ liệu bay, dữ liệu ra-đa EUROCAT được truyền dẫn qua các đài vệ tinh đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hà Nội nối mạng Radar từ FIR Hồ Chí Minh với FIR Hà Nội.[14]

Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ở phía Đơng Nam bán đảo Đơng Dương khu vực Đông Nam Á. Hiện nay Tổng công ty quản lý và điều hành hai vùng thơng báo bay đó là: Vùng thơng báo bay Hà Nội ( HNFIR), Và vùng thơng báo bay Hồ Chí Minh ( HCMFIR). có 35 đường bay Quóc tế và 11 đường bay Quốc Nội . Được hàng trăm hãng Hàng không Quốc tế và Quốc nội sử dụng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w