Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tạ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 86)

V TỔNG SỐ LAO ĐỘNG À CHẾ ĐỘ ỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tạ

Qua số liệu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ngoài những thành tích đạt được còn không ít những tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh đôi khi còn chưa cao là do sự nắm bắt về khoa học công nghệ và nhu cầu thực tiễn đòi hỏi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chưa phù hợp nhiều khi đi trước công nghệ gây lãng phí, nhiều khi đi sau công nghệ không đảm bảo yêu cầu thực tế. Tiến độ triển khai xây dựng các dự án đầu tư còn chậm làm hạn chế hiệu quả trong đầu tư.

Việc tạo lập và huy động nguồn cho mục tiêu phát triển còn nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế và kế hoạch đảm bảo nguồn vốn cho các dự án kinh doanh khác. Công tác phối hợp điều hành giữa các đơn vị, bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa nhịp nhàng. Việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đôi khi còn chồng chéo. là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Cơ chế huy động và sử dụng vốn chưa phát huy được hết tính chủ động, sáng tạo của các công ty con: Việc phân cấp, phân quyền, nhất là quyền đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vẫn chưa được thiết lập cụ thể từ Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập cho đến Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc, Giám đốc các công ty con. Vì lẽ đó, luôn có tình trạng đưa lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc cấp trên ủy quyền một

cách hình thức cho cấp dưới, gây khó khăn lúng túng cho các công ty. Quyết định kinh doanh của các công ty đôi khi vì thế mà bị chậm, bị động.

Cơ chế điều hòa vốn trong Tổng công ty chưa được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ. Cái khó là ở chỗ việc điều hòa vốn và tài sản phải làm sao cho có hiệu quả nhất. Trên thực tế, việc điều hòa vốn của Tổng công ty chưa được đặt trên nguyên tắc nhất định. Tổng công ty áp dụng cách thức điều hòa vốn theo phương thức ghi tăng, ghi giảm vốn là chưa hiệu quả. Lý do là trong cơ chế thị trường từng công ty con lúc này thiếu vốn nhưng lúc khác lại thừa vốn cho SXKD, vì vậy, nếu điều động vốn từ đơn vị thừa vốn sang đơn vị thiếu vốn sẽ phải ghi tăng, ghi giảm vốn một cách thường xuyên, điều này là bất cập và không hiệu quả.

Tổ chức thực hiện cơ chế huy động vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan. Cơ chế hoạt động huy động vốn từ nội bộ chưa có trong khi khả năng có thể huy động được nhiều. Hơn nữa việc huy động vốn từ bên ngoài đầu tư cho SXKD do thủ tục rườm rà, cứng nhắc, hạn mức cho vay thấp, không đảm bảo vốn cho các dự án đúng tiến độ, thời hạn thanh toán ngắn.

Ngoài việc huy động các nguồn lực trong nước, hiện Công ty mẹ chưa được phép huy động vốn trực tiếp từ các nguồn vốn từ nước ngoài. Các dự án của Tổng công ty đang thực hiện do không được trực tiếp ký kết các hợp đồng tín dụng nên rất khó khăn trong việc huy động vốn thực hiện dự án. Tổng công ty muốn có được các hợp đồng tài trợ này bắt buộc phải thông qua Chính phủ, được sự bảo lãnh của Bộ Tài chính. Do vây, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất hạn chế được đi đến trực tiếp các dự án của Tổng công ty, mà muốn có được thông thường đều phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian, dẫn đến chi phí vốn từ nước ngoài rất cao.

Việc chỉ đạo, hướng đẫn trong công tác tài chính chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự thống nhất, chưa xây dựng được các định mức kinh tế kỹ thuật trong việc đảm bảo các chuẩn mực kế toán, kiểm soát doanh thu và chi phí.

Chưa xây dựng được mạng thông tin nội bộ phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và quảng bá hoạt động của doanh nghiệp

Hệ thống văn bản quy định của Nhà nước, các bộ, ngành, thường xuyên điều chỉnh nhưng không đồng bộ, chậm hướng dẫn làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện. Việc phối hợp triển khai thực hiện giữa các cơ quan tham mưu còn hạn chế.

Các cơ quan đơn vị trong Tổng công ty chưa quan tâm chú trọng đúng mức đến việc đánh giá, kiểm điểm rút kinh nghiệm và có giải pháp kịp thời trong công tác quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư.

Do mô hình tổ chức của Tổng công ty mới chuyển đổi nên về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách tài chính chưa ổn định.

Ý thức của một số lãnh đạo cũng như bộ phận lao động trong công ty chưa cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý điều hành còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành còn chưa khoa học quyết liệt và kịp thời.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty quản lý bay việt nam (Trang 86)