d/ Glycosid tim:
4.5.3. Dán nhãn bảo quản: đúng quy chế
− Bảo quản trong chai nút kín để ở chỗ mát.
− Hạn dùng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
(Xem phụ lục 1, 2: Tiêu chuẩn cơ sở đã thẩm định và phiếu kiểm nghiệm).
5. Bàn luận
Về thành phần hoá học.
- Qua nghiên cứu về thành phần hoá học của lá hen, thấy rằng : Hai thành phần có hàm l−ợng lớn đó là alcaloid và glycosid tim ; trong đó alcaloid là thành phần đ−ợc chúng tôi phát hiện lần đầu tiên ở Việt nam. Và nó cũng chính là thành phàn đ−a lại tác dụng giãn khí quản chuột lang cô lập. Mặt khác qua nghiên cứu bằng ph−ơng pháp SKLM cho thấy các thành phần chính trong hai ph−ơng thuốc NTTGG đều đ−ợc thể hiện rất rõ ở từng vị thuốc có trong hai ph−ơng gia giảm . Do đó có thể dùng ph−ơng pháp này để kiểm định thành phần hoá học của hai ph−ơng thuốc nói trên, cũng nh− các ph−ơng thuốc cổ truyền nói chung, là có hiệu quả.
-Trong định l−ợng thành phần flavonoid của 2 ph−ơng NTTGG (tr.63,64.), ph−ơng NTTGGCA có hàm l−ợng 5,98%, nhỏ hơn hàm l−ợng của ph−ơng NTTGGLH 6,23% ; mặc dù cả hai ph−ơng đều có 3 vị thuốc chứa flavonoid nh− nhau(cam thảo ,trần bì, tang bạch bì ). Trên thực tế khi bào chế hai ph−ơng thuốc trên, thấy rằng : trong giai đoạn loại tạp của ph−ơng NTTGGCA xuất hiện nhiều lớp tủa đông vón, cả lớp trên bề mặt dụng cụ đựng dịch chiết , cả lớp d−ới cùng cũng có tủa, lớp giữa hơi đục ; và rất khó lọc. Trong khi đó ph−ơng NTTGGLH chỉ xuất hiện một lớp tủa, lắng ở đáy dụng cụ đựng dịch chiết. Điều đó có thể sơ bộ giải thích chất nhựa nhớt có trong Lá hen đã cuốn theo các tủa nhầy pectin trong trần bì ; do vậy không làm mất đi l−ợng flavonoid bị lẫn trong các khối tủa nói trên của ph−ơng NTTGGCA.
Về tác dụng giãn khí quản
Kết quả nghiên cứu tác dụng trên khí quản của một số vị thuốc trong ph−ơng thuốc và của ph−ơng NTTKĐ và NTTGG trên khí quản chuột lang cô lập cho thấy các vị thuốc có tác dụng giãn khí quản ở mức độ khác nhau.
Khi thêm các vị thuốc cà độc d−ợc, cóc mẳn, lá hen, thì thấy tác dụng giãn khí quản đ−ợc tăng c−ờng rõ rệt. Điều đặc biệt là tác dụng giãn khí quản chỉ rõ khi thuốc đ−ợc dùng trong điều kiện khí quản bị co thắt bởi acetylcholin. Sau đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác dụng này với các thành phần hoá học chính đ−ợc chiết tách từ các ph−ơng NTTGG thấy rằng, tác dụng giãn khí quản đ−ợc thể hiện rõ ở thành phần alcaloid trong ph−ơng.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai ph−ơng thuốc nhị trần thang gia giảm trong đề tài này, có tác dụng giãn cơ trơn khí quản chuột lang cô lập tốt. Trong khi đó ph−ơng pháp NTTKĐ không có tác dụng này. Điều này cho thấy tác dụng giãn khí quản của ph−ơng NTTGG là do tác dụng của các vị thuốc gia thêm tạo nên. Mặc dù vậy, đề tài này ch−a có điều kiện đi sâu nghiên cứu về ảnh h−ởng của thuốc đối với hệ enzym trực tiếp liên quan đến hen suyễn trong cơ thể. Đó là hệ enzym phosphodiesterase và hệ enzym adenylcyclase [25]. Mặt khác, từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần nào về cơ chế tác dụng giãn khí quản của các vị thuốc này là do đối kháng với tác dụng gây co thắt của acetylecholin (có thể tác dụng đối kháng trên thụ thể M cholinergic). Tuy nhiên, ch−a có điều kiện nghiên cứu sâu về cơ chế của thuốc.
Về tác dụng giảm ho
Chúng tôi đã chứng minh đ−ợc các ph−ơng thuốc NTT đều có tác dụng giảm ho so với lô chứng. Các ph−ơng thuốc NTTGG đều có tác dụng giảm ho mạnh hơn NTTKĐ. Trong đó ph−ơng NTTGGLH có tác dụng mạnh hơn cả, và tác dụng giảm ho t−ơng đ−ơng với terpin codein 0,4% với liều 0,5mg/20g ( P>0,05).
Đã tiến hành chiết tách các thành phần hoá học chính trong ph−ơng thuốc NTTGG LH là alcaloid, flavonoid và saponin để thử tác dụng chống ho. Kết quả cho thấy các thành phần flavonoid trong các ph−ơng NTTGGLH
có tác dụng giảm ho tốt nhất, t−ơng đ−ơng với tác dụng dung dịch terpin codein 0,4%.
Về tác dụng long đờm
Các ph−ơng thuốc NTT đều có tác dụng long đờm, trong đó ph−ơng thuốc NTTGGLH có tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên tác dụng long đờm của các ph−ơng thuốc đều yếu so với dung dịch natribenzoat 3%. Tác dụng long đờm thể hiện ở hợp chất saponin là cao nhất.
Về tác dụng trên tim .
Theo tài liệu, Lá hen có tác dụng c−ờng tim nhẹ, song ở đây, nhịp tim, vẫn ổn định, tuy nhiên biên độ có giảm đi, có thể, ph−ơng thuốc bị ảnh h−ởng của các thành phần dãn cơ trơn của các vị thuốc khác.
Về độc tính
Qua nghiên cứu độc tính cấp chúng tôi nhận thấy rằng, ở liều nghiên cứu thuốc không gây chết súc vật nên không xác định đ−ợc LD50. Qua nghiên cứu độc tính bán tr−ờng diễn, thấy có thể dùng thuốc lâu dài mà không ảnh h−ởng tới chức năng gan và các chỉ số sinh hoá, chỉ số huyết học trên chuột. Mặt khác qua việc xác định độc tính bất th−ờng thấy rằng dạng siro điều chế đ−ợc không có biểu hiện gì về độc tính. Điều đó cho phép ph−ơng thuốc NTTGGLH có thể tiến hành điều trị hen suyễn trên ng−ời. Trong thực tế các vị thuốc có trong ph−ơng này cũng đã đ−ợc nhân dân sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau với các dạng dùng khác nhau .
Về mặt sử dụng
Trong điều trị bệnh hen suyễn, việc sử dụng các chế phẩm thuốc Đông d−ợc nói chung và h−ớng sử dụng chế phẩm Typhocihen của đề tài này nói riêng tr−ớc hết phải đạt tính an toàn và hiệu quả đồng thời cần phải có sự kết hợp thoả đáng và linh hoạt với các thuốc tân d−ợc đặc hiệu với bệnh hen suyễn [81,52]. Ví dụ với các tr−ờng hợp bệnh nhẹ, chỉ xuất hiện
các triệu chứng ho, đờm và hơi khó thở; có thể chỉ sử dụng Typhocihen. Trong tr−ờng hợp đờm quá nhiều, rất khó thở, do khí quản co thắt quá mạnh cần phải sử dụng các thuốc tân d−ợc thích hợp. Khi bệnh đã qua các cơn kịch phát; song vẫn còn có ho đờm và khó thở thì có thể tiếp tục sử dụng Typhocihen cho đến khi khỏi bệnh. Cũng cần phải nói thêm rằng hen suyễn là một bệnh mãn tính, khó chữa.Vì vậy, việc chỉ định điều trị cụ thể thế nào cho thích hợp còn phải căn cứ vào kết quả của việc điều trị thử nghiệm trên lâm sàng ở các b−ớc tiếp theo. Ngoài những tác dụng chính đối với những triệu chứng của hen suyễn ra, thuốc còn có tác dụng chống dị ứng; mà dị ứng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hen suyễn. Tất cả những điều đó cho phép nghĩ tới một tác dụng khả quan của ph−ơng NTTGGLH.