D−ợc liệu:
Vị thuốc là vỏ rễ của cây dâu tằm Morus alba L. họ dâu tằm Moraceae [61,75]. Cây dâu đ−ợc trồng phổ biến ở các địa ph−ơng trong cả n−ớc ta. Ngoài cây dâu nói trên ở Việt Nam còn có cây dâu morus acidosa Griff, còn gọi là dâu Tàu cũng đ−ợc trồng ở nhiều địa ph−ơng, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam [61,75].
Thành phần hoá học:
Trong vỏ rễ dâu có các hợp chất flavonoid: mulberin, cyclomulberin, mulberochromen, cyclomulberomen, mulberanol, oxydihydromomusin [61,85,88]. Ngoài ra còn có các hợp chất mulberofuran M, P, Q. Các hợp chất kuwanon A, B, D, E, F, G, H, I, J, K, V, Y, Z, β−tocopherol, umbeliferon, scopoletin, mulberofuran M, P, Q, albanol, albafuran, albafuran B, C, các hợp chất prenin flavon, sistosterol, resinotanol, moran A [61,30,75].
Tác dụng sinh học:
− N−ớc sắc tang bạch bì 1:1 có tác dụng chống ho, trừ đờm tốt,
flavonoid toàn phần cũng có tác dụng chống ho, trừ đờm, tác dụng lợi tiểu [26], tác dụng hạ huyết áp yếu, ức chế tim ếch cô lập, giãn mạch ngoại biên tai thỏ cô lập, co mạch nội tạng trên hệ mạch chi sau của ếch. Các hoạt chất moracenin A, B, D phân lập từ vỏ rễ dâu thể hiện tác dụng chống tăng huyết áp trên thỏ [61], có tác dụng hạ đ−ờng huyết trên chuột nhắt [1]. Tác dụng ức chế với một số vi khuẩn Klebsiella, Pneumonia, Staphylococcus aureus và nấm Candida abicans, Mycobacterium Phlei [61].
Chế biến:
Vào các tháng mùa đông, ng−ời ta tiến hành đốn dâu, hoặc đào lấy rễ, lột lấy vỏ rễ phơi khô, sấy khô hoặc sau khi lấy rễ nhân lúc còn t−ơi, cạo bỏ lớp bần thô màu nâu bên ngoài. Nếu là rễ ch−a cạo vỏ, tr−ớc khi sử dụng, tiến hành cạo bỏ lớp bần nh− trên, cũng có thể rửa sạch, sau vỏ mềm rồi mới cạo bỏ vỏ bần. Sau khi cạo bỏ vỏ bần, cắt đoạn 5-7 cm, trích với mật ong hoặc đ−ờng đỏ, sao vàng [5,26,30].
Tính vị - quy kinh:
Tính vị: Vị ngọt, tính hàn - Quy kinh: phế
Công năng - chủ trị:
− Thanh phế, chỉ ho, lợi niệu, hạ áp, dùng trị ho đàm, hen suyễn, ho ra máu [5], tiểu tiện khó khăn, còn dùng điều trị cao huyết áp, chữa sốt, băng huyết [30,75]. Liều dùng: 10 - 20g.