Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình mơn Âm nhạ cở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 68 - 75)

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Âm nhạ cở trường THCS quận Đống Đa,

2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình mơn Âm nhạ cở các trường

trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Thực hiện khảo sát thực hiện nội dung, chương trình mơn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Sử dụng câu hỏi số 3, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.5. Thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

(Số người đánh giá n 42)

(Mức 4:Tốt; Mức 3:Tương đối tốt; Mức 2: Bình thường; Mức 1:Chưa tốt)

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tổng

điểm ĐTB

Thứ bậc

4 3 2 1

1

Giáo viên thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình mơn Âm nhạc theo kế hoạch mơn học đã được Hiệu trưởng phê duyệt

15 16 5 6 124 3,0 2

2

Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy, thiết bị dạy học và học liệu để thực hiện dạy học chương trình GDPT hiện hành nhằm đạt được mục tiêu, chủ đề/bài theo kế hoạch môn học đã xây dựng

12 18 7 5 121 2,9 3

3

Giáo viên mở rộng, phát triển nội dung dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

16 17 6 3 130 3,1 1

4

Giáo viên lựa chọn và phát triển nội dung dạy học môn Âm nhạc phù hợp với thực tiễn địa phương

14 12 14 2 122 2,9 3

Điểm TBC 3,0

(Nguồn: Xử lý câu hỏi số 3, phụ lục 1)

Kết quả cho thấy, giáo viên Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã chuẩn bị Kế hoạch bài dạy (giáo án), thiết bị dạy học và học liệu cho mỗi chuyên đề/bài trước khi lên lớp đầy đủ; Kế hoạch bài dạy được ký duyệt trước khi lên lớp. Tuy nhiên, nội dung yêu cầu về “Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy, thiết bị dạy học và học liệu để thực hiện dạy học

chương trình GDPT hiện hành nhằm đạt được mục tiêu, chủ đề/bài theo kế hoạch môn học đã xây dựng”; “Giáo viên lựa chọn và phát triển nội dung dạy học môn Âm nhạc phù hợp với thực tiễn địa phương” được đánh giá ở mức bình thường.

Để hiểu rõ hơn về nội dung này, tác giả đã trao đổi với cô giáo N.T.P trường THCS Khương Thượng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, tác giả được biết: “Nhà trường đã chỉ đạo các tổ/nhóm chun mơn thực hiện rà sốt chương trình GDPT hiện hành, có thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Thời gian đầu cho kết quả chưa như mong muốn, đây là cơ sở để giáo viên và nhà trường cần nghiên cứu để từ đó tìm ra ngun nhân và có hướng điều chỉnh trong tương lai.

2.3.4.Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Khảo sát thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, sử dụng câu hỏi 4 cho kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực hiện sử dụng phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

(Số người đánh giá n 42)

(Mức4:Rất thường xuyên; Mức 3:Thường xuyên; Mức 2: Thi thoảng; Mức 1:Không bao giờ)

TT Phương pháp, dạy học Mức độ thực hiện Tổng

điểm ĐTB

Thứ bậc

4 3 2 1

1 Phương pháp thực hành 9 15 6 12 105 2,5 2

2 Phương pháp dạy học trải

nghiệm 6 10 16 10 96 2,3 3

3 Phương pháp dạy học nêu và giảiquyết vấn đề 11 12 9 10 108 2,6 1

4 Phương pháp vấn đáp 6 12 12 12 196 2,3 3

5 Phương pháp dạy học khám phá 8 9 14 11 98 2,3 3 6 Phương pháp dạy học trực quan 10 11 9 12 103 2,5 2

Điểm TBC 2,4

Căn cứ kết quả thu được từ bảng số liệu trên tác giả nhận định, việc đổi mới phương pháp dạy học chương trình mơn Âm nhạc theo định hướng phát triển phẩm chất đạt mức khá, giáo viên tập trung sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ; phương pháp dạy học trực quan và phương pháp thực hành được thực hiện thường xuyên (ĐTB từ 2,5 đến 2,6).

Các phương pháp dạy học có nhiều ưu thế để phát triển phẩm chất, NLHS đối với mơn Âm nhạc theo chương trình GDPT 2018 thì chưa được giáo viên quan tâm thực hiện tốt, thể hiện ở kết quả: phương pháp vấn đáp (ĐTB 2,3); phương pháp dạy học khám phá (ĐTB 2,3);

Qua kết quả khảo sát phân tích như trên, có thể khẳng định các phương pháp dạy học tích cực chiếm ưu thế trong việc phát triển phẩm chất, NLHS nhằm thực hiện mục tiêu chương trình GDPT 2018 chưa được GV các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội quan tâm đúng mức, giáo viên vẫn nặng về sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống.

Như vậy, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có ưu thế trong việc phát triển tốt nhất phẩm chất, NLHS và phù hợp với năng lực của giáo viên, học sinh còn chưa tốt, cần được các lãnh đạo các nhà trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cần quan tâm hơn nữa.

2.3.5.Thực trạng thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, phù hợp với từng nội dung chuyên đề/ bài dạy là một trong những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên.

Khảo sát việc sử dụng các hình thức, tổ chức dạy học mơn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội qua xin ý kiến đánh giá của các CBQL, GV môn Âm nhạc chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực hiện hình thức tổ chức dạy học mơn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

(Số người đánh giá n 42)

(Mức 4:Rất thường xuyên; Mức 3:Thường xuyên; Mức 2: Thi thoảng; Mức 1:Khơng bao giờ)

TT Hình thức dạy học Mức độ thực hiện Tổngđiểm ĐTB Thứbậc

4 3 2 1

1 Hình thức dạy học theo lớp 18 9 9 6 123 2,9 1 2 Hình thức dạy học theo nhóm 16 12 7 7 121 2,9 1

3

Hình thức dạy học trải nghiệm ngồi lớp học (tại địa phương, tại

khu di tích lịch sử,...) 13 13 9 7 116 2,8 2

4 Hoạt động ngoại khố mơn Âm nhạc 15 9 12 6 117 2,8 2

Điểm TBC 2,8

(Nguồn: Xử lý câu hỏi số 5, phụ lục 1)

Kết quả khảo sát cho thấy các GV đã sử dụng đa dạng các hình thức dạy học trong quá trình dạy học mơn Âm nhạc trong các nhà trường. Đặc biệt, hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm được GV sử dụng phổ biến nhất (ĐTB 2,9). Bên cạnh đó hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá cũng đã được các GV quan tâm sử dụng thường xuyên.

Hình thức hoạt động dạy học trải nghiệm ngồi lớp học (tại địa phương, tại các khu di tích lịch sử..) tuy là những hình thức dạy học mới, nhưng đã được giáo viên quan tâm thực hiện, kết quả đạt được ở mức độ khá (ĐTB 2,8).

Như vậy, để thực hiện và đạt được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì CBQL các nhà trường cần quan tâm chỉ đạo GV nghiên cứu, tìm giải pháp thực hiện đổi mới hình thức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học mơn Âm nhạc theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

2.3.6. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Kết quả khảo sát 42 CBQL, GV Âm nhạc ở 08 trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho số liệu ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

(Số người đánh giá n 42)

(Mức 4: Rất thường xuyên; Mức 3: Thường xun; Mức 2: Thi thoảng; Mức 1: Khơng bao giờ)

TT Hình thức/ phương pháp đánhgiá Mức độ thực hiện Tổngđiểm ĐTB Thứbậc

4 3 2 1

I. Hình thức đánh giá

1 Giáo viên hướng dẫn học sinh tựđánh giá 12 11 9 10 109 2,6 2

2 Giáo viên tổ chức cho học sinhđánh giá lẫn nhau 7 13 12 10 101 2,4 3

3 Giáo viên đánh giá học sinh trongsuốt quá trình dạy học 9 15 10 8 109 2,6 2

4

Phối hợp một cách hợp lí việc đánh giá của giáo viên với đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh

15 13 5 9 118 2,8 1

ĐTB 2,6

II. Phương pháp đánh giá

1 Phương pháp kiểm tra viết 8 10 15 9 101 2,4 3

2 Phương pháp quan sát 15 10 9 8 116 2,8 1

3 Phương pháp hỏi đáp 9 16 5 12 106 2,5 2

4 Phương pháp đánh giá qua sảnphẩm học tập 16 9 8 9 116 2,8 1

5 Phương pháp đánh giá qua dự ánhọc tập 12 16 9 5 119 2,8 1

ĐTB 2,66

Kết quả khảo sát trên cho thấy, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc của GV ở các trường THCS trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã đảm bảo đúng quy định về thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ.

Bảng số liệu cho thấy, các phương pháp đánh giá mới đã được giáo viên quan tâm thực hiện như “Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá”,“Giáo

viên tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau” tuy nhiên kết quả đạt được mới

chỉ ở mức thường xuyên .

Về phương pháp kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh môn Âm nhạc, thực trạng qua số liệu khảo sát cho thấy hiện nay GV chủ yếu thực hiện đánh giá bằng: Phương pháp quan sát; Phương pháp

đánh giá qua sản phẩm học tập; (ĐTB: 2,8)

Việc kiểm tra, đánh giá theo năng lực học sinh hiện nay còn hạn chế, cần được quan tâm triển khai thực hiện tốt hơn trong thời gian tới để đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT 2018.

2.3.7.Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nôi

Để khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học mơn Âm nhạc theo chương trình GDPT 2018, chúng tơi sử dụng câu hỏi số 7 đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

(Số người đánh giá n 42)

(Mức 4: Tốt; Mức 3: Tương đối tốt; Mức 2: Bình thường; Mức 1: Chưa tốt)

TT Vật chất, thiết bị dạy học Mức độ thực hiện Tổng

điểm ĐTB Thứ bậc 4 3 2 1 1 Các thiết bị dùng để trình diễn trong dạy học môn Âm nhạc

(tranh ảnh, mơ hình, tài liệu....) 18 15 6 3 132 3,1 1 2 Các thiết bị dùng để thực hành(đàn, đài, nhạc cụ...) 14 12 15 1 123 2,9 2

3

Phịng thực hành (phịng học bộ mơn) đạt chuẩn đảm bảo các yêu cầu về về thiết bị như máy tính, máy chiếu, dụng cụ thực hành,..., có nội quy phịng thực hành.

12 14 9 7 115 2,7 3

Điểm TBC 2,9

(Nguồn: Xử lý câu hỏi số 7, phụ lục 1)

Kết quả khảo sát cho thấy, các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã có được phịng học bộ mơn đạt chất lượng, với các thiết bị máy tính, máy chiếu được trang bị tương đối tốt (ĐTB 2,9). Đây là một điều kiện thuận lợi để GV Âm nhạc hoàn thành mục tiêu dạy học theo chương trình GDPT 2018. Được học tập ở cơ sở vật chất tốt có đủ các thiết bị, đồ dùng dạy tạo cho học sinh mơi trường học tập tích cực giúp các em có điều kiện và cơ hội phát triển phẩm chất, năng lực.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w