Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ/nhóm chun mơn Âm nhạc thực hiện hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)

2.6.1 .Những điểm mạnh

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạ cở các trường

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ/nhóm chun mơn Âm nhạc thực hiện hiệu quả

hiện hiệu quả việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo NCBH, sinh hoạt chuyên đề theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho mỗi GV Âm nhạc xây dựng được kế hoạch bài dạy: xác định đúng mục tiêu phát triển phẩm chất, NLHS đáp ứng yêu cầu cần đạt của nội dung chuyên đề/bài dạy trong chương trình GDPT 2018, xây dựng được nội dung dạy học, biết lựa chọn và sử dụng thành thạo PPDH, HTTC dạy học.

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Âm nhạc theo chương trình GDPT 2018 ở các trường THPT thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ/nhóm chun mơn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc SHCM định kỳ theo quy định của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học (sinh hoạt 2 lần/tháng) và sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề đột xuất

(nếu có tình huống phát sinh trong q trình thực hiện nhiệm vụ trong năm học).

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tháng tập trung vào một số nội dung chính, trong đó cốt lõi là tổ chức thảo luận các chủ đề/bài/nội dung khó trong các bài/chuyên đề học tập được thực hiện trong 2 tuần tới, thống nhất xây dựng kế hoạch bài dạy, cụ thể:

+ Xác định mục tiêu dạy học

+ Phân tích mục tiêu dạy học của từng chủ đề/bài học theo chương trình GDPT 2018 mơn Âm nhạc của từng khối lớp; phân tích đặc điểm nội dung dạy học của chủ đề/bài học; xem xét đặc điểm của các phương pháp, hình thức dạy học; xem xét điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đối tượng học sinh để lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học tối ưu nhằm thực hiện có hiệu quả

mục tiêu dạy học mơn Âm nhạc để phát triển những phẩm chất, năng lực học sinh.

+ Mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy theo các nội dung đã thống nhất, thực hiện ký duyệt giáo án và tổ chức dạy học theo thời khóa biểu.

Việc tổ chức mỗi hoạt động dạy học phải đảm các nội dung sau: (1) Mục tiêu; (2) Sản phẩm học tập; (3) Tổ chức hoạt động; (4) Phương án đánh giá.

Sinh hoạt chun mơn theo trình tự:

Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học. Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ

Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.

Cách thức triển khai thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ/nhóm trưởng nhóm Âm nhạc tổ chức họp nhóm chun mơn, lựa chọn bài dạy minh họa, thơng báo để giáo viên Âm nhạc chuẩn bị trước. Tổ chức để tất cả giáo viên Âm nhạc của trường cùng nhau phân tích xác định mục tiêu; nội dung dạy học; trên cơ sở phương tiện, thiết bị dạy học sẵn có hoặc tự tạo; cách thức tổ chức dạy học lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học tối ưu để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trên cơ sở thống nhất các nội dung trên, mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy (soạn giáo án). Tổ/nhóm trưởng Âm nhạc phân công một giáo viên chuẩn bị và dạy minh họa (giáo viên dạy minh họa

có thể để giáo viên trong nhóm tình nguyện thực hiện giờ dạy hoặc lựa chọn phân cơng giáo viên có tâm huyết giảng dạy để khẳng định năng lực chun mơn của mình)

Bước 2: Tổ chức dạy học và dự giờ

Tổ/ nhóm trưởng Âm nhạc tạo điều kiện cho tất cả giáo viên trong nhóm Âm nhạc tham gia dự giờ minh họa thì tổ/nhóm trưởng Âm nhạc. Có kế hoạch để đề nghị để Hiệu trưởng (hoặc PHT phụ trách chun mơn) xếp thời khóa biểu, bố trí phịng học,..để giáo viên thực hiện giờ dạy minh họa và giáo viên tham gia dự giờ được thuận lợi nhất theo hướng đổi mới. Giáo viên dự giờ cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh, ghi chép tỉ mỉ về cử chỉ, hành

động, những khó khăn học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập,.. Để thuận lợi cho việc phân tích, thảo luận ở bước tiếp theo giáo viên có thể chụp ảnh, quay video giờ dạy minh họa.

Bước 3: Tổ chức hoạt động suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu. Tổ/nhóm trưởng mơn Âm nhạc chủ trì buổi thảo luận về bài dạy minh họa, tập trung phân tích giờ dạy theo hướng tập trung vào phân tích hoạt động học của học sinh để xác định được: Phương pháp dạy học có phù hợp với nội dung kiến thức hay khơng? Xác định những vấn đề chưa đạt, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế để từ đó có giải pháp mới phù hợp hơn.

Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.

Trên cơ sở suy ngẫm, thảo luận giờ dạy minh họa, những bài học kinh nghiệm tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh kế hoạch bài dạy để giáo viên áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hàng ngày.

Việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một cách bồi dưỡng, thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

3.2.3.3.Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phải có kế hoạch chuyên môn cụ thể, rõ ràng để triển khai cho tổ/nhóm chun mơn thực hiện.

- Tổ/nhóm chun mơn, giáo viên Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội phải tâm huyết, trách nhiệm với cơng việc được giao, có tinh thần, thái độ cầu thị.

- Hiệu trưởng (hoặc PHT phụ trách chun mơn) bố trí thời gian, sắp xếp TKB khoa học sao cho tất cả các thành viên của nhóm có thể tham gia đầy đủ.

- Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, khuyến khích, tạo động lực cho tổ/nhóm, giáo viên Âm nhạc trong q trình triển khai thực hiện bằng các chính sách hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w