Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tăng cường bồi dưỡng cho học sinh phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 103 - 104)

2.6.1 .Những điểm mạnh

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạ cở các trường

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tăng cường bồi dưỡng cho học sinh phương

phương pháp học tập, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch học tập môn Âm nhạc

3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện biện pháp nhằm giúp học sinh khi học môn Âm nhạc ý thức, động cơ đúng đắn trong học tập, hiểu được giá trị, tầm quan trọng của phương pháp học tập. Là cơ sở để giáo viên hướng dẫn học sinh cách luyện tập để hình thành phương pháp học tập tích cực, cách nghiên cứu khoa học, chủ động học tập lĩnh hội tri thức

3.2.4.2.Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng được kế hoạch học tập cá nhân. Để việc học, tự học của học sinh khi học mơn Âm nhạc đạt hiệu quả thì học sinh cần có động cơ học tập (bao gồm động cơ hứng thú nhận thức và các động cơ

trách nhiệm trong học tập).Muốn học sinh có được động cơ, hứng thú học tập

mơn Âm nhạc thì giờ dạy của GV phải thực sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh bởi những nội dung mới lạ, có nhiều yếu tố kích thích, khơi gợi sự tị mị của học sinh

Bên cạnh những yếu tố trên, khi lập kế hoạch học sinh cần phải xác định được các vấn đề trọng tâm, cốt lõi, quan trọng để sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện. Việc sắp xếp các phần việc cần đảm bảo logic, hợp lý để quá trình thực hiện kế hoạch được trơi chảy, thuận lợi. Trong đó cần lưu ý một số điểm như: Học ở đâu? Khi nào nên học tập? Học lí thuyết cần phải làm gì? Học thực hành, bài tập cần làm gì? Khi nào cần sửa đổi kế hoạch học tập?

Học sinh thực hiện kế hoạch học tập để chiếm lĩnh tri thức. Đây là bước quan trọng và có tính chất quyết định sự thành công của kế hoạch đã xây dựng.

3.2.4.3.Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL phải có năng lực lãnh đạo và quản lý. Giáo viên Âm nhạc phải vững về chuyên môn, chủ động và linh hoạt trong dạy học.

Học sinh phải chủ động tự giác, học bất cứ lúc nào có thể, bằng chính nội lực, vì nội lực; lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với bản thân để phát huy năng lực; biết tìm tịi, khám phá tri thức; u thích mơn Âm nhạc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 103 - 104)