Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 90 - 95)

2.6.1 .Những điểm mạnh

2.6.2. Những điểm yếu

Về đội ngũ CBQL, GV các nhà trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vẫn còn một số CBQL, GV cịn có điểm hạn chế về năng lực quản lý, dạy học.

Hoạt động dạy học của GV Âm nhạc còn nặng về cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh phục vụ cho thi cử mà chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới có ưu thế trong việc phát triển phẩm chất, NLHS ít được GV sử dụng; công tác bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS trong quá trình dạy học chưa được GV quan tâm thực hiện thường xuyên.

Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất, nămg lực học sinh đã được quan tâm triển khai thực hiện theo các công văn hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT, tuy nhiên vẫn còn những điểm bất cập, hạn chế như: hiệu quả thực hiện kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục môn Âm nhạc nhằm phát triển phẩm chất, NLHS chưa nhiều; việc quản lý đổi mới PPDH, HTTCDH chưa sát sao, quyết liệt do đó hiệu quả đổi mới cịn chậm; các nội dung tổ chức, chỉ đạo dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm cịn hạn chế, ít được thực hiện; việc tổ chức Hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề

đổi mới PPDH, HTTCĐ, KTĐG,. chưa được thường xuyên triển khai thực hiện trong nhà trường, cụm trường. Việc chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo NCBH chưa được đẩy mạnh và hiệu quả; việc phối hợp các lực lượng liên quan trong việc tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm ngoài nhà trường gắn với thực tiễn tại địa phương chưa thực hiện được. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dạy học của GV Âm nhạc nhằm phát triển phẩm chất, NLHS chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và mang lại hiệu quả tích cực

2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng

* Nguyên nhân của những ưu điểm:

Đội ngũ CBQL có năng lực, trình độ chun mơn; được đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, có ý thức cập nhật kịp thời những vấn đề về yêu cầu đổi mới giáo dục, công tác quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; thực hiện đúng quy định về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc.

Đội ngũ giáo viên Âm nhạc đạt chuẩn về trình độ, yêu nghề, yêu học sinh.

* Nguyên nhân của những điểm yếu

Vẫn còn một số GV Âm nhạc chưa nhận thức sâu sắc về việc đổi mới hoạt động dạy học môn Âm nhạc tiếp cận chương trình GDPT 2018.

Năng lực dạy học của GV Âm nhạc đáp ứng chương trình GDPT mới cịn hạn chế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như GV cịn thiếu hiểu biết về các PPDH, KTDH tích cực dẫn đến ngại đổi mới PPDH; kiến thức tin học cịn thiếu do đó khó khăn trong việc ứng dụng CNTT, truyền thơng trong dạy học; ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số GV chưa cao.

Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ,.. .phục vụ cho hoạt động dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS chưa đảm bảo vì một số nhà trường cịn gặp khó khăn về tài chính.

Ngun nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động dạy học môn Âm nhạc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chưa cao chủ yếu là do hạn chế trong việc sử

dụng PPDH, KTĐG theo tinh thần đổi mới của giáo viên; bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh chưa phát huy tốt; GV chưa làm tốt việc tư vấn, bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh.

Công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học mơn Âm nhạc theo hướng đổi mới của CBQL cịn thiếu nhạy bén, linh hoạt trong tình hình mới. Cơng tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH, sử dụng các KTDH tích cực, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ mới vào việc dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chưa được hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát GV trong thực hiện nhiệm vụ của CBQL còn thiếu sâu sát; tư vấn, hỗ trợ GV hạn chế năng lực của CBQL còn yếu.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội được đánh giá ở mức độ khá. Các CBQL đều nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc nên đã cố gắng để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cho thấy, các nhà trường đã xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục môn Âm nhạc theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Hoạt động, quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã thực hiện đổi mới từ, bước lập kế hoạch, xác định mục tiêu, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, nhằm đảm bảo tính vừa sức khi xây dựng các chủ đề dạy học, tích hợp liên mơn để, từ đó xây dựng kế hoạch mơn học, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và việc xác định các nguyên nhân của những điểm còn hạn chế ở chương 2, là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 90 - 95)