Tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ đến năm 2020 của Navibank

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 89 - 107)

STT Tiêu chí Tiêu chuẩn

tối thiểu

01 Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị có trình độ sau đại học 75% 02 Kinh nghiệm công tác thành viên Hội đồng quản trị 10 năm

03 Tỷ lệ thành viên Hội đồng chuyên trách có trình độ sau đại học 75% 04 Kinh nghiệm công tác thành viên Hội đồng chuyên trách 10 năm

05 Tỷ lệ cán bộ điều hành có trình độ sau đại học 100%

06 Kinh nghiệm công tác cán bộ điều hành 10 năm

07 Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ sau đại học 80%

08 Kinh nghiệm cơng tác cán bộ quản lý 05 năm

09 Tỷ lệ cán bộ có khả năng sử dụng thơng thạo ngoại ngữ 100% 10 Tỷ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học 80% 11 Thời gian làm việc bình quân của cán bộ nhân viên tại Navibank 6 năm Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút và phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch cán bộ phải được thực hiện công khai, minh bạch và dựa trên những tiêu chuẩn quy hoạch hợp lý, đặc biệt là đánh giá cao năng lực công tác, khả năng quản trị điều hành của đối tượng được quy hoạch.

Ban hành quy chế về bảo mật thông tin, quy định về việc luân chuyển thông tin nội bộ… nhằm hạn chế rị rỉ thơng tin ra bên ngồi đồng thời giúp cho việc luân chuyển thơng tin trong nội bộ Ngân hàng được nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu cơng việc.

Những lợi ích dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức và phát triển nguồn nhân lực.

Thông qua các hoạt động trên sẽ giúp Navibank: (i) bộ máy tổ chức được sắp xếp gọn nhẹ, hiệu quả, năng động, hướng đến khách hàng; (ii) kích thích cán bộ nhân viên tích cực và chủ động hơn trong cơng tác thơng qua chính sách phân phối thu nhập hợp lý kết hợp với công tác thu hút, phát triển nguồn nhân lực cũng như công tác quy hoạch cán bộ một cách công khai và minh bạch.

3.1.4 Nâng cao năng lực tài chính

Nội dung giải pháp

Chuẩn hóa các hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế tốn và quy định của Nhà nước, theo quy định về cơng bố thơng tin của Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội đối với công ty đã niêm yết. Công khai, minh bạch tình hình tài chính ngân hàng. Điều kiện thực hiện

Gia tăng khả năng sinh lời, trích lập dự phịng rủi ro của tất cả các khoản nợ thương mại nhằm mục đích làm lành mạnh hóa bảng cân đối kế tốn.

Tích cực đơn đốc, tận thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khoanh và nợ chờ xử lý, các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, các khoản lãi treo…

Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, Navibank sẽ chuyển giao hoặc mua bán hẳn các khoản nợ này với các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản để giảm thời gian quản lý nợ xấu và tài sản thế chấp đồng thời tập trung toàn bộ thời gian cho hoạt động kinh doanh.

Lựa chọn Basel mới nhất (các quy định của Basel về giám sát ngân hàng đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới đồng thời được xem là thông lệ quốc tế) làm định hướng cho công tác quản trị điều hành.

Những lợi ích dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp lành mạnh hóa tình

hình tài chính.

Tăng nguồn thu cho Navibank thông qua việc giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, nợ xấu, nợ chờ xử lý, lãi treo,... đồng thời, chuẩn mực hóa hoạt động thơng qua việc lựa chọn theo chuẩn Basel mới nhất làm định hướng hoạt động và quản trị điều hành.

3.1.5 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin

Nội dung giải pháp

Navibank coi việc ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ cho mọi hoạt động quản trị điều hành và nghiên cứu phát triển tại Navibank. Ý thức được tầm quan trọng này, Ngân hàng đã đầu tư triển khai ứng dụng Hệ thống Corebanking – Hệ thống quản trị ngân hàng – tập trung vào việc quản lý dữ liệu, xử lý tự động các thao tác nghiệp vụ, truy xuất thông tin tức thời phục vụ công tác điều hành quản trị và đặc biệt là bổ sung hàng loạt các tiện ích mới cho các sản phẩm hiện có…

Điều kiện thực hiện

Tiếp tục nghiên cứu triển khai các ứng dụng của hệ thống Corebanking vào tất cả các mảng hoạt động của Navibank như nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế, nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ kết hợp với việc hoàn thiện hệ thống các phần

mềm quản trị chuyên ngành khác như phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, phần mềm quản trị rủi ro,...

Nâng cao năng lực xử lý của hệ thống mạng, thiết bị chuyển mạch…; nâng cấp hệ thống an ninh, bảo mật,... nhằm phát hiện và ngăn chặn sự tấn cơng từ bên ngồi, đảm bảo tính năng bảo mật cao cho các sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ IT chun nghiệp, có trình độ nghiệp vụ cao, đáp ứng nhu cầu quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công nghệ hiện đại. Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên sao cho tương thích với các yêu cầu của một chương trình điện tốn hiện đại, chuẩn mực.

1Xây dựng trạm dữ liệu dự phịng.

Những lợi ích dự kiến đạt được khi thực hiện giải pháp phát triển cơng nghệ

thơng tin

Hỗ trợ tích cực cho cơng tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm làm gia tăng sự khác biệt. Ngồi ra, thơng tin về tình hình hoạt động ngân hàng được cập nhật kịp thời, chính xác để làm nền tảng cho việc đưa ra các quyết định điều hành quản trị hằng ngày.

3.2 CÁC KIẾN NGHỊ

3.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ

Hồn thiện các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động kinh doanh ngân hàng

Về loại hình tổ chức tín dụng và phạm vi hoạt động của mỗi loại hình ngân hàng

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, ngân hàng bao gồm các loại hình như ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, NHTM, ngân hàng hợp tác. Tuy vậy, tất cả các ngân hàng này đều khơng có sự khác biệt cơ bản nào trong tổ chức hoạt động và đều cùng cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ như nhau. Điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế và chắc chắn sẽ gây ra những trở ngại và hiểu lầm khơng cần thiết khi có sự tham gia của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam. Hơn nữa, tác giả cũng kiến nghị Chính phủ tách bạch hẳn chức năng quản lý cho ngân hàng nhà nước, chức năng thực hiện chính sách cho các ngân hàng hợp tác và ngân hàng chính sách và chỉ tập trung chức năng kinh doanh cho các NHTM. Thực hiện được điều này, các NHTM mới

có cơ hội chủ động và tồn tâm tồn ý tập trung cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trong thực tế, Chính phủ vẫn dành một số ưu đãi nhất định cho các NHTM quốc doanh và điều này thể hiện rất rõ trong Luật các tổ chức tín dụng và một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với yêu cầu về sự bình đẳng, minh bạch trong chính sách, các ưu đãi này nhất thiết phải được bãi bỏ. Chính do vậy, để có thể chủ động hơn, đề nghị Chính phủ nên xây dựng lộ trình loại bỏ các ưu đãi này một cách thận trọng, có cân nhắc để khơng gây nên những xáo trộn khơng cần thiết.

Về các loại hình dịch vụ tổ chức tín dụng được cung cấp

Theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng được quy định tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết, các ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện gần như hầu hết các phân ngành dịch vụ có liên quan đến tài chính ngân hàng. Tuy vậy, đối với các tổ chức tín dụng trong nước, cho đến tận thời điểm này, một loạt các dịch vụ như môi giới tiền tệ, kinh doanh các công cụ ngoại hối phái sinh… vẫn còn bị hạn chế bởi các giấy phép con từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này hồn tồn khơng bình đẳng đối với các NHTM trong nước. Đối với vấn đề này, tác giả đề nghị Chính phủ nên cho phép các ngân hàng thương mại được chủ động quyết định các loại hình dịch vụ mình cung cấp đồng thời ban hành quy chế giám sát, điều hành từ xa để hỗ trợ cảnh báo khi cần thiết.

Về chương trình tái cấu trúc ngân hàng

Cần cụ thể hóa hơn nữa chương trình tái cấu trúc các NHTMCP trong thời gian tới. Giải pháp tăng vốn pháp định cần phải nhanh chóng pháp luật hóa với các lộ trình phù hợp. Bên cạnh đó, các qui định về sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém, không đủ vốn pháp định theo lộ trình cũng phãi nhanh chóng triển khai một cách đồng bộ.

3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của một NHTM, hoạt động thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng luôn luôn cần thiết, một mặt để đảm bảo rằng các hoạt động của ngân hàng được diễn ra một cách an toàn và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; mặt khác hoạt động thanh tra giám sát còn được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị chiến lược trong khâu tổ chức đánh giá chiến lược. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để đảm bảo được sự minh bạch, ổn định cho môi trường đầu tư cũng như để đảm bảo rằng các NHTM trong nước lẫn nước ngoài cùng cạnh tranh một cách bình đẳng, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị cần thiết nhằm vào các mục đích kiện tồn hoạt động thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của các NHTM như sau:

– Kiện toàn, sắp xếp, đào tạo lại bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó có hệ thống Thanh tra ngân hàng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực và đáp ứng thông lệ quốc tế.

– Phát huy hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát từ xa nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các bất ổn đối với từng mỗi NHTM nói riêng và cho tồn bộ hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát tại chỗ bằng cách xây dựng các chuẩn mực trong hoạt động thanh kiểm tra, xây dựng quy trình thanh kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức tín dụng đồng thời kiên quyết xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra.

Các kiến nghị khác

Tự do hố tài chính trở thành một xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, quá trình này phải được thực hiện dựa trên một kế hoạch cụ thể và hết sức thận trọng để đảm bảo rằng các NHTM trong nước có đủ thời gian và cả sự chuẩn bị cần thiết nhằm ổn định hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cần hiểu rõ rằng tự do hố tài chính khơng có nghĩa là chấm dứt tồn bộ các quy định và quy chế giám sát mà ngược lại tự do hố tài chính địi hỏi phải có sự tăng cường về giám sát của các cơ quan quản lý đối với các hoạt động tài chính ngân hàng.

Tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ đối ngoại như thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngồi, bao thanh tốn trong hoạt động ngoại thương, kinh doanh ngoại hối (đặc biệt là kinh doanh các công cụ phái sinh) nhằm tăng nhanh tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Cung cấp các thơng tin liên quan đến tình hình phát triển, các sản phẩm dịch vụ của các NHTM trong khu vực và trên thế giới để các NHTM trong nước nắm bắt được xu thế phát triển cũng như xác định được vị thế của mình trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

K

Kếtết lluuậậnn cchươơnngg 33

Trong chương này, tác giả tập trung đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra. Các giải pháp này bao gồm nhóm giải pháp về chiến lược Marketing-mix, nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ, nhóm giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, nhóm giải pháp về ứng dụng cơng nghệ thơng tin và cuối cùng là nhóm giải pháp về hồn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Có thể nói rằng, các giải pháp đưa ra đều được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc thực trạng hoạt động của Navibank cũng như xem xét các tác động tích cực lẫn tiêu cực từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình hoạt động ngành ngân hàng hiện tại. Theo quan điểm của người viết, để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đã đề ra, nhất thiết Navibank phải thực hiện một cách đồng bộ các nhóm giải pháp nêu trên. Bên cạnh các giải pháp mà Navibank có thể chủ động thực hiện được, các kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước cũng đã được đề cập đến trong chương này.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Tuy vậy, trong giới hạn của một luận văn tốt nghiệp, tác giả hồn tồn khơng có tham vọng bao quát hết được một lĩnh vực rộng lớn như vậy mà chỉ lựa chọn một ngân hàng thương mại cụ thể để nghiên cứu xây dựng chiến lược. Với đối tượng

nghiên cứu hẹp như vậy, có thể rằng đề tài nghiên cứu sẽ thiếu hẳn tính phổ quát nhưng ngược lại sẽ đảm bảo được tính khả thi cần thiết cho đề tài.

K

KẾẾTT LULUẬẬNN

Xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại. Hồ mình vào biển lớn là việc làm khơng thể tránh khỏi nhưng cách thức Việt Nam hồ mình ra sao lại là vấn đề đang thu hút sự quan tâm chú ý của cả thế giới. Ý thức sâu sắc vấn đề này, đề tài của tác giả không chỉ dừng lại ở vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh một cách chung chung cho Navibank so với các ngân hàng thương mại trong nước mà tập trung vào phân tích, nhận định và đánh giá năng lực cạnh tranh của Navibank trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả đánh giá cho thấy, xét về tương quan lực lượng, các ngân hàng thương mại Việt Nam khó có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực bán buôn – một lĩnh vực vốn là thế mạnh của các ngân hàng có tiềm lực tài chính to lớn và dày dạn về kinh nghiệm quản lý. Do vậy, sứ mệnh lịch sử tác giả xác định cho Navibank trong bối cảnh hội nhập ngân hàng là lựa chọn cho mình trở thành một ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực, hiện đại và

hàng đầu Việt Nam.

Việc định hướng mục tiêu chiến lược đã khó, vấn đề xác định chiến lược và các giải pháp phù hợp để thực hiện thành cơng mục tiêu chiến lược lại càng khó hơn. Bằng sự đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc, chiến lược tác giả xác định cho Navibank chính là chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm, những chiến lược hồn tồn có khả năng đảm bảo sự thành công cao nhất đối với một ngân hàng thương mại muốn trở thành một ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 89 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w