Yếu tố Mức độ
quan trọng
Điểm trung bình
ACB STB EAB TCB
Uy tín thương hiệu 8.25 9.21 8.82 8.96 8.96
Địa điểm giao dịch 4.92 8.50 8.82 8.25 8.61
Thái độ nhân viên 7.55 8.41 7.73 8.68 8.48
Thời gian giao dịch nhanh 4.97 8.18 7.84 8.07 7.91
Chế độ bảo mật thông tin 4.15 8.25 7.88 8.11 8.04
Lãi suất, phí cạnh tranh 7.68 7.89 7.36 7.86 8.00
Chương trình khuyến mãi hấp dẫn 4.75 7.46 7.03 7.21 7.74 Ưu đãi đối với khách hàng thân thiết 4.90 7.41 7.09 7.36 7.61
Đa dạng của sản phẩm dịch vụ 2.14 8.00 7.27 7.32 7.65
Tổng 8.27 7.91 8.17 8.25
(Nguồn: điều tra khảo sát của tác giả)
Nếu xét sự hài lòng của khách hàng đối với các yếu tố của các ngân hàng khác (ACB, STB, EAB và TCB) có tính đến mức độ quan trọng của từng yếu tố, khách hàng đánh giá vào loại tốt (thấp nhất là 7.91 điểm, cao nhất là 8.27 điểm). Trong
đó, khách hàng đặc biệt đánh giá cao uy tín thương hiệu, mạng lưới giao dịch, thời
gian giao dịch nhanh của ACB; địa điểm giao dịch khang trang của STB và TCB. Đây là những điểm mà Navibank còn hạn chế bởi đặc thù của lịch sử hình thành và
phát triển cũng như quy mô vốn.
Năm 2011 chứng kiến sự mở rộng qui mô và phạm vi hoạt động của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam và xu hướng này ngày càng phát triển khi mọi rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài được tháo bỏ (đã có 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Như vậy, trong vài năm sắp tới, nhóm các ngân hàng nước ngồi này được nhìn nhận như là một thế lực cạnh tranh mới với công nghệ hiện đại bậc nhất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mạng lưới hoạt động phủ rộng toàn cầu… Điều này tạo ra sức ép buộc các ngân hàng trong nước phải tăng thêm vốn, đầu tư công nghệ mới, cải tiến phương pháp quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Tuy vậy, khách quan để nhìn nhận, các ngân hàng nước ngồi vẫn cịn nhiều khó khăn khi triển khai hoạt động bán lẻ rầm rộ vì khả năng huy động vốn VND cịn yếu, khung pháp lý còn nhiều bất cập… Hơn nữa, khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài phải mất nhiều thời gian để nắm thơng lệ kinh doanh, hiểu biết văn hóa tiêu dùng mua sắm của người Việt… đặc biệt khó khăn hơn khi đa số người dân Việt Nam lại thích giao dịch với các ngân hàng trong nước. Điều này là
những vật cản khiến họ khó phát huy được lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý… trong thời gian ngắn tại thị trường Việt Nam.
Nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh và có nguồn gốc quốc doanh đến nay vẫn giữ vững vai trị chủ đạo trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Do có lợi thế về bề dày thời gian hoạt động, vốn và hệ thống mạng lưới rộng khắp nên nhóm ngân hàng này hiện được đánh giá là nhóm có lực cạnh tranh đáng kể nhất trên thị trường Tuy vậy, nhóm 35 NHTMCP (có 11 ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài) cũng đã từng bước khẳng định được vị thế của mình. Đặc biệt trong số đó, ACB, STB, TCB, EIB, VIB, MSB là những ngân hàng có sự tham gia góp vốn của các ngân hàng uy tín nước ngồi nên cơng tác quản trị tại các ngân hàng này được cải thiện đáng kể, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và quan trọng hơn cả là khả năng đón đầu tâm lý của khách hàng. Tuy thị phần (huy động và cho vay của nhóm này chỉ chiếm khoảng 20% theo số liệu thống kê năm 2009) cịn thấp nhưng trong những năm tới, nhóm ngân hàng này được đánh giá là hồn tồn có khả năng vuợt qua cả nhóm ngân hàng quốc doanh.
Các cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính: do nhiều nguyên nhân đặc thù khác nhau nên thị phần của nhóm doanh nghiệp này trên thị trường không đáng kể.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ: sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm trong thời gian gần đây cũng được nhìn nhận là một trong những nguồn lực cạnh tranh mà đặc biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn. Trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh với các tên tuổi như Bảo Việt, Prudential, AIA… trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp này có phần chựng lại. Nguyên nhân chính là các sản phẩm của nhóm doanh nghiệp này thường địi hỏi khả năng trường vốn của khách hàng. Xu hướng hiện nay là sự kết hợp giữa các công ty bảo hiểm và các ngân hàng thương mại để bán chéo sản phẩm. Đây là xu hướng cần được các ngân hàng thương mại quan tâm và đầu tư nghiêm túc.
Bảng 2.5: Tổng hợp các yếu tố cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của Navibank
O1 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khá cao dẫn đến nhu cầu vốn và các sản phẩm dịch vụ phục vụ đầu tư phát triển của nền kinh tế là rất lớn.
O2
Các chính sách kích thích kinh tế của chính phủ, dự án tài trợ từ nguồn vốn nước ngoài mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tạo cơ hội các ngân hàng Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với những đối tượng này.
O3
Trình độ dân trí phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thanh toán, sử dụng các sản phẩm tiện ích do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng
O4
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách tồn diện về vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
O5 Tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn thấp, tiềm năng phát triển cao.
O6 Nguồn vốn trong dân còn lớn.
O7 Mơi trường chính trị Việt Nam ổn định so với các nước trong khu vực và thế giới.
O8
Với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, các ngân hàng Việt Nam có thể phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng công nghệ cao.
O9 Thị trường bán lẻ của khối ngân hàng ngoại cịn hạn chế, chưa nắm thơng lệ kinh doanh, hiểu biết văn hóa tiêu dùng mua sắm của người Việt.
THÁCH THỨC
T1 Các chính sách tiền tệ của chính phủ chưa đáp ứng kịp thời với diễn biến của thị trường, gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng.
T2 Chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới.
T3
Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.
T4 Yếu tố cạnh tranh từ những hình thức đầu tư khác (ngoại tệ, chứng khoán, vàng, bất động sản…), tín dụng phi ngân hàng …
T5 Thói quen sử dụng tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam.
T6 Quy định pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, ổn định… làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong q trình thực hiện.
T7
Khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của người dân, của cán bộ ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.
T8 Áp lực từ việc tăng vốn nhằm đáp ứng các chuẩn mực của quốc tế. T9 Hiện tượng chảy máu chất xám