Yếu tố chính trị, luật pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 51 - 52)

I HH DOAN DOAN HH NGÂ NGÂ HÀNG NN HÀNG

2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

2.3.1.3 Yếu tố chính trị, luật pháp

Theo báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia năm 2007 của tổ chức tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) cơng bố, Việt Nam là một trong những nước châu Á có độ rủi ro về kinh tế, chính trị và xã hội ở mức thấp. Đây là kết quả khảo sát do PERC thực hiện trên gần 1.500 công ty tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, cùng với Mỹ và Úc. Tuy nhiên, bên cạnh mơi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới. tổ chức này khẳng định những nguy cơ lớn nhất mà Việt Nam, cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, đang phải đối mặt là ô nhiễm môi trường và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Tổ chức này cũng cảnh báo các vấn đề trên chưa được các quốc gia quan tâm hoặc không được giải quyết một cách thích hợp sẽ càng làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế, và có thể tác động tới cả các điều kiện xã hội và chính trị. Để hạn chế sự xâm nhập ồ ạt vào lĩnh vực ngân hàng – một lĩnh vực được coi là cực kỳ nhạy cảm đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia, trong thời gian vừa qua, chính phủ chủ trương hạn chế cấp phép thành lập các ngân hàng thương mại mới cũng như tạm dừng quá trình cấp phép cho các NHTMCP nơng thơn chuyển sang mơ hình NHTMCP đơ thị. Một trong những vấn đề được giới tài chính ngân hàng hiện đang quan tâm là dự thảo về vốn pháp định của ngân hàng thương mại. Theo dự thảo này, một ngân hàng mới thành lập phải có số vốn điều lệ thấp nhất là 3.000 tỷ đồng và các ngân hàng thương mại đã được cấp phép thành lập thì đến cuối năm 2015 phải nâng vốn điều lệ lên như mức vốn pháp định 5.000 tỷ Đồng. Đây có thể được coi là một rào cản xâm nhập ngành. Đứng ở góc độ của một nhà quản trị chiến lược, rào cản xâm nhập ngành này một mặt đảm bảo rằng các đối thủ cạnh tranh mới sẽ khó có thể gia nhập ngành, mặt khác buộc

các ngân hàng thương mại phải không ngừng nỗ lực cải tổ hoạt động, lành mạnh hố tình hình tài chính nếu khơng muốn bị đào thải.

Có thể khẳng định rằng những thay đổi về mơi trường pháp lý tài chính – ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho sự củng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Rõ ràng nhất là trong thời gian qua, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi cùng hàng loạt các văn bản dưới luật khác được ban hành đều đã rất gần với các chuẩn mực chung của quốc tế. Xu thế này được nhìn nhận là một tất yếu khách quan của quá trình hội nhập. Vấn đề đặt ra là với xu thế này, khi mà luật chơi đã được thiết lập một cách minh bạch, sân chơi đã bình đẳng thì các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao nếu tất cả các đặc quyền, đặc lợi đều bị tước bỏ trong khi năng lực cạnh tranh lại hết sức yếu kém.

Trong giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển vũ bão như hiện nay, việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động ngân hàng trở thành một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, ngay cả khi các ngân hàng thương mại đã triển khai và ứng dựng ồ ạt công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì các văn bản pháp quy về vấn đề này vẫn chưa có. Thực tế trong thời gian vừa qua cho thấy, các sản phẩm dịch vụ Homebanking, Phonebanking… mặc dù rất được các ngân hàng thương mại lẫn khách hàng quan tâm sử dụng nhưng do cơ sở pháp lý chưa có nên phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ triển khai một cách có giới hạn, cầm chừng. Như vậy, bên cạnh tính tích cực khi quốc tế hoá, chuẩn mực hoá một số các quy định về hoạt động ngân hàng thì vẫn cịn nhiều lĩnh vực mà pháp luật chưa điều tiết được.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w