STT Đơn vị 31/12/2012 Tổng cộng
Hội sở giao dịchSở nhánhChi PGD/QTK
1 TP.Hồ Chí Minh 1 1 25 27 2 Kiên Giang 1 5 6 3 Hà Nội 1 14 15 4 Hải Phòng 1 6 7 5 Đà Nẵng 1 6 7 6 Cần Thơ 1 1 2
7 Thừa Thiên Huế 1 2 3
8 Bình Dương 1 2 3 9 Tiền Giang 1 1 2 10 Bà Rịa – Vũng Tàu 1 1 11 Đồng Nai 1 1 2 12 Long An 1 1 2 13 Bắc Ninh 1 1 2 14 An Giang 1 1 15 Vĩnh Long 1 1 2 16 Bạc Liêu 1 1 17 Bắc Giang 1 1 18 Thái Nguyên 1 1 19 Cà Mau 1 1 20 Hưng Yên 1 1 21 Quảng Ninh 1 1 22 Thái Bình 1 1 23 Hậu Giang 1 1 24 Đồng Tháp 1 1 Tổng cộng 1 1 19 70 91
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Navibank)
HĐV HĐV có kỳ hạn
Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của Navibank đạt 17,174,191 triệu Đồng, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm gần 60% tổng nguồn vốn huy động). Trong đó, nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 17,078,559 triệu Đồng, tăng 1,996,579 triệu Đồng (13.24%) so với năm 2011. Huy động vốn tăng chủ yếu từ khách hàng cá nhân (tăng 2,617,299 triệu Đồng so với năm 2010). Hoạt động huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế qua từng năm của Navibank có xu hướng tăng (từ 10,520 tỷ Đồng vào năm 2009 đến 17,079 tỷ Đồng vào năm 2012) nhưng xét đến yếu tố thị phần huy động vốn của Navibank thì thị phần huy động vốn bình quân trong giai đoạn 2009 – 2012 của Navibank chỉ chiếm khoảng 0.50% thị phần của toàn ngành ngân hàng (khoảng 0.50% cho năm 2012; 0.60% cho năm 2011; 0.50% cho năm 2010, 0.60% cho năm 2009) và chưa có sự cải thiện đáng kể trong suốt thời gian qua. 21,000,000 18,000,000 15,000,000 12,000,000 9,000,000 6,000,000 3,000,000 0 2009 2010 2011 2012
Hình 2.1: Tăng trưởng Huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế (triệu Đồng)
(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 -2012)
Cơ cấu huy động vốn: Nguồn vốn huy động của Navibank tập trung chủ yếu là VND (91.34%), khách hàng cá nhân (chiếm 89.39%) và ngắn hạn (chiếm 53.74%). Nguồn vốn huy động của Navibank tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng cá nhân, còn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nguồn vốn từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao cho thấy thương hiệu Navibank đã được nhiều người quan tâm biết đến. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân quá nhiều và chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn cũng tạo gánh nặng chi phí trả lãi khơng nhỏ cho Ngân hàng.
Dư nợ 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2009 2010 2011 2012 Huy động ngắn hạn Huy động từ cá nhân Huy động VND
Hình 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Navibank giai đoạn 2009 - 2012 (%)
(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012)
2.2.3 Hoạt động tín dụng
Năm 2012 hoạt động tín dụng của Navibank chủ yếu tập trung trong việc rà soát, tái đánh giá lại tất cả các khoản nợ hiện tại của Ngân hàng nhằm kiểm sốt chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng của Navibank đến hết năm 2012 đạt 12,885,655, không thay đổi đáng kể so với con số 12,914,682 triệu Đồng của năm 2011, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm 69.25% tổng dư nợ). Hoạt động tín dụng qua từng năm của Navibank có xu hướng tăng (từ 9,959 tỷ Đồng vào năm 2009 đến 12,886 tỷ Đồng vào năm 2012) nhưng xét đến yếu tố thị phần cho vay của Navibank thì thị phần cho vay của Navibank năm 2012, 2011, 2010, 2009 chỉ chiếm khoảng 0.50% và năm 2007, 2008 con số này chỉ đạt 0.40%. Điều này cho thấy thị phần tín dụng của Navibank khơng có thay đổi nhiều so với tồn ngành trong nhiều năm qua.
14,000,000 12,000,000 10,000,000 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2009 2010 2011 2012
Hình 2.3: Tăng trưởng Dư nợ tín dụng (triệu Đồng)
Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012
Cơ cấu tín dụng: Trong năm 2012, cơ cấu dư nợ của Navibank đã có cải thiện đáng kể khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2012 chỉ còn 40.72%; cho vay tập
trung chủ yếu ở đối tượng tổ chức kinh tế (chiếm 75.82%); gia tăng tỷ trọng cho vay USD lên 12.77% để giảm bớt áp lực lên VND; khống chế tốt tỷ trọng cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để tập trung qua lĩnh vực sản suất kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; hạn chế cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, Navibank cũng được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc cho vay theo dự án JICA (cho vay từ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tại Việt Nam).
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0
Cho vay trung dài hạn Cho vay tổ chức kinh tế Cho vay ngoại tệ (USD)
2009 2010 2011 2012
Hình 2.4: Cơ cấu cho vay của Navibank giai đoạn 2009 - 2012 (%)
(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012)
Chất lượng tín dụng: Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, tồn kho tăng cao, tình hình sản xuất kinh doanh đình trệ, đã dẫn đến hậu quả nợ xấu của các ngân hàng tăng cao. Nằm trong tình hình chung của tồn hệ thống ngân hàng, tính đến thời điểm 31/12/2012, số dư nợ xấu của Navibank là 515,355 triệu Đồng, chiếm 4.00% tổng dư nợ, tăng 138,719 triệu Đồng so với năm 2011.
2.2.4 Hoạt động dịch vụ
Trong giai đoạn 2009 – 2012, ý thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ nên bên cạnh việc củng cố và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động, cho vay, Navibank cũng đã quan tâm đầu tư triển khai một loạt các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như Mobilebanking, Phonebanking, Internetbanking. Ngoài ra, một số các tiện ích mới cũng đã được nghiên cứu bổ sung cho thẻ ATM như chuyển tiền, thanh toán…. Mặc dù đã có sự nỗ lực để tăng doanh thu dịch vụ nhưng doanh thu hoạt động dịch vụ của Navibank chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh thu, cao
nhất ở mức 6.47% tổng doanh thu vào năm 2009, năm 2010 là 1.69%, năm 2011 là 0.88% và năm 2012 là 0.64%. Để tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu được cải thiện, Navibank cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm tài trợ thương mại.
Doanh thu hoạt động dịch vụ tính đến 31/12/2012 đạt 25.898 triệu Đồng giảm 8.768 triệu Đồng so với năm 2011.
Dịch vụ thẻ: Thẻ là một trong những phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt
được sử dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại. Ý thức được vai trị của loại hình dịch vụ này, Navibank dần hướng đến hoàn thiện các chức năng và tiện ích của thẻ Navicard. Với việc dành nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Navicard như miễn phí phát hành năm đầu tiên, được giảm giá tại các khu mua sắm hay ăn uống khi thanh toán bằng thẻ Navicard, … số lượng thẻ Navicard đã gia tăng đáng kể trong năm 2012. Một số điểm nổi bật trong công tác phát triển thẻ:
✓ Để đáp ứng tối đa nhu cầu giao dịch qua thẻ của khách hàng, tất cả ATM của Navibank đều đã được kết nối với Smartlink, Banknet và VNBC từ năm 2010. Điều này giúp chủ thẻ Navicard có thể giao dịch (rút tiền mặt, tra cứu số dư…) trên hàng chục ngàn ATM của hầu hết các ngân hàng liên minh trong tồn quốc. Tính bảo mật, an tồn của thẻ được Navibank ưu tiên chú trọng trong quá trình phát hành thẻ để bảo vệ tối ưu lợi ích cho khách hàng. Năm 2011, Navibank được công nhận danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ thẻ ATM tốt nhất” do người tiêu dùng bình chọn. Danh hiệu này là động lực thúc đẩy Navibank tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm thẻ Navicard tốt nhất trong thời gian tới.
✓ Số lượng thẻ phát hành đến cuối năm 2012 đạt 64,791 thẻ, tăng 14,494 thẻ, tương ứng tăng 30% so với năm 2011. Trong đó, thẻ của Navibank phần lớn là thẻ ghi nợ (chiếm gần 90% tổng số lượng thẻ), thẻ tín dụng khơng đáng kể. Số lượng thẻ trong năm qua tăng vọt đưa đến doanh thu hoạt động dịch vụ thẻ của Navibank đạt 4,882 triệu Đồng, tăng 2,493 triệu Đồng so với năm 2011.
✓ Về mạng lưới chấp nhận thẻ, Navibank đã phát triển được 429 đơn vị chấp nhận thẻ (tăng 90 đơn vị so với năm trước), 450 máy POS và đã đưa vào hoạt động được 34 ATM (tăng 02 máy so với năm 2011) tại các điểm giao dịch trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh, Long An, TP. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Thừa Thiên Huế và Bắc Ninh.
Dịch vụ kiều hối: Với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, dịch vụ kiều hối
tại Navibank tiếp tục gia tăng và thu hút được khách hàng. Doanh số kiều hối trong năm 2012 của Navibank đạt gần 4 triệu USD, tăng 15% so với năm trước và đóng góp vào tổng thu dịch vụ 308 triệu Đồng. Nhằm tăng tiện ích cho khách hàng, Navibank đã kết hợp với dịch vụ chuyển tiền Western Union giúp khách hàng có thể nhận tiền chuyển về từ nước ngồi tại bất cứ điểm giao dịch nào của Navibank một cách nhanh nhất.
Thanh toán quốc tế
✓ Nghiệp vụ thanh tốn quốc tế tiếp tục phát triển, góp phần khơng nhỏ vào doanh thu phi lãi của Navibank. Trong doanh thu hoạt động dịch vụ năm 2012, dịch vụ thanh tốn quốc tế đóng góp 7,615 triệu Đồng, chiếm 30% tổng doanh thu hoạt động dịch vụ.
✓ Trong năm 2012 Navibank đã thiết lập thêm quan hệ với 25 đại lý, nâng tổng số đại lý lên 109 đại lý, bao gồm các tổ chức tín dụng trong nước và ngồi nước tại 49 quốc gia, trong đó các ngân hàng lớn có uy tín trên thế giới như Citibank, Bank of American… Với hệ thống đại lý này, khách hàng của Navibank có thể thực hiện các giao dịch thanh tốn quốc tế nhanh chóng, hiệu quả với độ an tồn và bảo mật cao.
Bảo lãnh: Với uy tín và kinh nghiệm hơn 16 năm hoạt động, thư bảo lãnh của
Navibank ngày càng được nhiều đối tác chấp nhận. Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh của Navibank vẫn đạt khoảng gần 4 tỷ Đồng, chiếm khoảng 16% tổng doanh thu hoạt động dịch vụ. Các hình thức bảo lãnh cơ bản của Navibank như: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh hồn thanh tốn.
2.2.5 Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với NHTMCP Nam Việt. Việt.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng muốn phát triển bền vững địi hỏi phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh. Trong giai đoạn 2006 –
2011, Navibank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam nhưng thực tế qua các năm hoạt động, Navibank chưa có sự phát triển vượt bậc trên thị trường ngân hàng. Xuất phát từ tình hình hoạt động như vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với Navibank là điều thật sự cần thiết.
Thị trường ngân hàng nói riêng và hoạt động nền kinh tế nói chung ln biến chuyển một cách nhanh chóng và theo chiều hướng phức tạp. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải vạch ra cho mình một hướng đi rõ ràng, cụ thể chứ khơng thể tùy tình hình của thị trường và động thái của các đối thủ cạnh tranh mà đưa ra chính sách kinh doanh cho riêng mình. Đây là điều rất khơng tốt cho một tổ chức, bởi có thể sẽ đạt được mục tiêu nhất thời nhưng sẽ khơng phát triển về lâu dài (có thể dẫn chứng qua các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động của Navibank như huy động, cho vay… mặc dù có sự tăng trưởng qua từng năm nhưng mức độ tăng trưởng không đáng kể và chưa theo kịp mức tăng trưởng chung của toàn ngành hàng năm). Để khắc phục vấn đề này, Navibank cần nghiên cứu và xác định lại mục tiêu chiến lược một cách rõ ràng, cụ thể, khoa học; đồng thời thiết lập chiến lược kinh doanh để có thể đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường ngân hàng như hiện nay, thì cơng tác xây dựng chiến lược kinh doanh càng thể hiện rõ tầm quan trọng nhằm giúp ngân hàng đứng vững, phát triển lâu dài.
Vì vậy, hoạt động của một tổ chức phải gắn liền với một chiến lược rõ ràng, cụ thể để đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác định hướng kinh doanh, trong việc ra quyết định quản trị điều hành, trong việc xây dựng kế hoạch và chính sách kinh doanh trong ngắn hạn. Xuất phát từ những nhận định và phân tích trên, việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho Navibank trong giai đoạn 2013 –
2020 trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các phân tích định tính và nghiên cứu định lượng mơi trường kinh doanh trở thành yêu cầu cấp thiết.
2.2.6 Nội dung chiến lược dự kiến
Với những nhận định và phân tích thực trạng hoạt động của Navibank, chiến lược dự kiến có thể áp dụng cho Navibank trong giai đoạn 2013 – 2020 là chiến lược tổng hợp (bao gồm chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển sản
phẩm) hoặc chiến lược đa dạng hóa đồng tâm hoặc chiến lược phát triển thị trường.
– Chiến lược thâm nhập thị trường được lựa chọn thực hiện trên cơ sở gia tăng thị phần cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có của Navibank trong các thị trường mục tiêu đã lựa chọn bằng cách đẩy mạnh cơng tác tiếp thị. Theo đó, chiến lược này được thực hiện thơng qua kế hoạch quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,... nhằm gia tăng khả năng nhận biết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của Ngân hàng. Để thực hiện thành công chiến lược này, Ngân hàng dự tính sẽ sử dụng khoảng 10% tổng chi phí quản lý hàng năm của Ngân hàng cho hoạt động chiêu thị.
– Chiến lược phát triển sản phẩm được lựa chọn thực hiện trên cơ sở cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có của Navibank nhằm tăng doanh thu. Với chiến lược này, Navibank sẽ tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ của Navibank bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính chính xác, an tồn, bảo mật, nhanh chóng trong quá trình giao dịch. Navibank sẽ chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo, nổi bật dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng. Sản phẩm dịch vụ tài chính của Navibank phải được thiết kế theo hướng mở, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng.
– Chiến lược phát triển thị trường được lựa chọn thực hiện trên cơ sở đưa các sản phẩm và dịch vụ hiện có của Navibank triển khai ra các thị trường mới ngoài lãnh thổ Việt Nam.
– Chiến lược đa dạng hoạt động đồng tâm được lựa chọn thực hiện trên cơ sở phát triển các sản phẩm dịch vụ mới có mối quan hệ với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm, cho th tài chính…
2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NAVIBANK LƯỢC KINH DOANH CỦA NAVIBANK
2.3.1 Phân tích mơi trường bên ngồi
Nổi bật nhất vẫn là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mà tiêu điểm xuất phát từ nước Mỹ. Nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ việc cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng nước này và nguyên nhân trực tiếp bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Cơn chấn động tại Mỹ này khiến cho nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính thế giới lung lay. Đặc biệt, sự ra đi của ngân hàng lớn đứng hàng thứ tư của Mỹ (Lehman Brothers) làm nhiều ngân hàng từ Châu Á sang Châu Âu phải chao đảo do đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ phá sản vay những số