I HH DOAN DOAN HH NGÂ NGÂ HÀNG NN HÀNG
2.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế
Nổi bật nhất vẫn là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu mà tiêu điểm xuất phát từ nước Mỹ. Nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ việc cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng nước này và nguyên nhân trực tiếp bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường bất động sản. Cơn chấn động tại Mỹ này khiến cho nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính thế giới lung lay. Đặc biệt, sự ra đi của ngân hàng lớn đứng hàng thứ tư của Mỹ (Lehman Brothers) làm nhiều ngân hàng từ Châu Á sang Châu Âu phải chao đảo do đã cho Lehman Brothers và các ngân hàng Mỹ trên bờ phá sản vay những số tiền rất lớn. Sự tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Tại khu vực Châu Âu, khủng hoảng nợ công xuất hiện, bắt đầu từ Hy Lạp sau đó lan sang các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Ở nước ta, tuy khủng hoảng đã qua nhưng những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu, đầu tư quốc tế, thị trường tài chính… vẫn cịn rất lớn, cụ thể:
✓ Thị trường chứng khốn do cịn non trẻ, tâm lý của các nhà đầu tư chưa vững vàng kết hợp với hoạt động đầu cơ lũng đoạn của một số tổ chức tài chính nước ngồi nên thị trường chứng khoán giai đoạn hậu khủng hoảng vẫn còn khá ảm đạm.
✓ Khủng hoảng tại các quốc gia và vùng kinh tế trước đây vốn là nhà nhập khẩu truyền thống của Việt Nam như Hòa Kỳ, Nhật Bản, EU… đã làm sụt giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi nhưng mức tăng trưởng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của nền kinh tế.
✓ Hoạt động đầu tư nước ngồi tuy có sự tăng trưởng về quy mơ vốn lẫn số dự án nhưng tốc độ giải ngân dòng vốn đầu tư vẫn còn rất chậm. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết, năm 2012 các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011.
Kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng khá ấn tượng nhưng tính ổn định chưa cao. Số liệu thống kê giai đoạn 2001 – 2010 của Tổng cục thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt bình quân 7.2%/năm và phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2011 – 2020 đạt bình quân từ 7 – 8%/năm, tuy nhiên đến năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 5.03%, thấp nhất trong vòng 13 năm qua. Bên cạnh đó, theo dự báo, tỷ lệ lạm phát vẫn sẽ cịn duy trì ở
mức cao, tỷ giá hối đối và lãi suất biến động khó lường bất chấp các nỗ lực kiểm sốt của các cấp có thẩm quyền. Bối cảnh vừa nêu được nhìn nhận là cơ hội cũng như là thách thức đối với các ngân hàng thương mại trong việc triển khai vận dụng các công cụ kinh doanh tiền tệ phái sinh nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Việc tái cơ cấu hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng đang trở thành xu thế mang tính tất yếu.