Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 35)

I HH DOAN DOAN HH NGÂ NGÂ HÀNG NN HÀNG

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠ

1.3.2.2 Ngân hàng TMCP Á Châu

Được đánh giá là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc, Ngân hàng TMCP Á Châu luôn khẳng định công tác hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh là khâu cơ bản nhất quyết định thành bại của hoạt động Ngân hàng. Trái với một số các ngân hàng thương mại khác tập trung vào hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận trước mắt, ngay từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng TMCP Á Châu đã xác định mũi nhọn cần

phải tập trung là xây dựng và hồn thiện cơng tác chiến lược mà cụ thể là thành lập bộ phận chiến lược gồm các chuyên viên giàu kinh nghiệm và có trình độ chun mơn cao. Và trải qua gần 20 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Á Châu đã chứng minh được rằng việc đầu tư cho công tác hoạch định chiến lược là sự đầu tư hiệu quả và mang tính dài hạn. Bài học kinh nghiệm có thể rút ra được từ cơng tác xây dựng chiến lược của Ngân hàng TMCP Á Châu như sau:

Công tác chuẩn bị nhân sự cho bộ phận chiến lược của Ngân hàng TMCP Á Châu là vấn đề tác giả quan tâm nhất. Ngay từ giữa những năm 90, Ngân hàng TMCP Á Châu đã đặt hàng Far East Bank (ngân hàng của Philippine) một chương trình đào tạo trung hạn về nghiệp vụ và kỹ thuật cho nhân viên. Thông qua chương trình đào tạo này, những nhân viên ưu tú nhất được tuyển chọn bồi dưỡng thêm và được phân công công tác tại bộ phận chiến lược kinh doanh. Như vậy, xét về quan điểm, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu đánh giá rất cao vai trị của cơng tác chiến lược đối với sự phát triển của Ngân hàng, xem đây là hoạt động cần sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài.

Công tác chiến lược không phải đơn thuần là công tác của bộ phận chiến lược mà là cơng việc của tồn bộ cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Á Châu. Thật vậy, mặc dù được tổ chức thành 07 khối kinh doanh riêng biệt và Ban chiến lược của Ngân hàng là một ban độc lập với 07 khối kinh doanh trên nhưng ngay ở mỗi khối kinh doanh đều có những chun viên phụ trách cơng tác nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển, nghiên cứu thị trường cho khối mình. Như vậy, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chiến lược, định hướng phát triển của các khối chức năng có tính đến yếu tố tổng hoà mối quan hệ giữa các khối kinh doanh. Điều này đảm bảo rằng chiến lược kinh doanh mang tính khả thi cao do được các cấp lãnh đạo, các khối kinh doanh và toàn thể nhân viên đồng thuận, nhất trí.

1.3.2.3 Ngân hàng Standard Chartered

Standard Chatered được niêm yết trên Thị trường Chứng khốn Ln Đơn, Thị trường Chứng khoán Hồng Kơng, Thị trường Chứng khốn Mumbai. Standard Chatered có lịch sử phát triển trên 150 năm tại một số thị trường năng động nhất thế giới với hơn 90% doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng được tạo ra từ các thị

trường Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Với sự tập trung phát triển tại các khu vực này cùng với cam kết thắt chặt mối quan hệ với các đối tác và khách hàng, Ngân hàng đã có được sự phát triển ấn tượng trong những năm gần đây. Có thể thấy rằng, Standard Chartered đã đầu tư đúng mức cho công tác hoạch định chiến lược trong q trình hoạt động phát triển để có được những thành cơng như ngày hơm nay. Bài học kinh nghiệm có thể rút ra được từ công tác xây dựng chiến lược của Ngân hàng Standard Chartered như sau: Công tác xây dựng chiến lược phải được thực hiện trên sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá đầy đủ khả năng tài chính nội tại của Ngân hàng và tiềm năng phát triển tại các thị trường hoạt động. Với sự nghiên cứu nghiêm túc các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Ngân hàng trong quá trình hoạch định chiến lược, Standard Charterd đã có sự phát triển đáng kể với hơn 1.700 chi nhánh và đại lý tại hơn 70 quốc gia và mang lại các cơ hội việc làm đầy thách thức trên phạm vi quốc tế cho hơn 80,000 nhân viên.

K

Kếtết lluuậậnn cchươơnngg 11

Chương 1 đã nêu một cách khái quát nhất về chiến lược và các yếu tố cần xem xét, nghiên cứu trước khi quyết định chiến lược kinh doanh trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Việc xác định cho mình một chiến lược phát triển – đích đến và phương cách để đến đích là cơng việc vơ cùng quan trọng để một ngân hàng thương mại có thể phát triển và đứng vững trên thương trường.

Đối với vấn đề định hướng xây dựng chiến lược, vì là khâu đầu tiên mang tính định hướng cho cả một q trình nên nội dung này quyết định sự thành bại của chiến lược. Như đã trình bày ở trên, các quyết định chiến lược mà đặc biệt là các quyết định có tính định hướng xây dựng chiến lược thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hố, chính trị trong tổ chức nên hàng loạt các ma trận mang tính định lượng được xây dựng nhằm mục đính nâng cao tính đúng đắn, chính xác của các quyết định hình thành chiến lược cũng như góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ các vấn đề văn hố, chính trị trong tổ chức.

Khơng dừng lại ở việc nghiên cứu các kiến thức về chiến lược, trong chương này, tác giả cũng đã dành một phần nhỏ để nghiên cứu công tác định hướng thiết lập

chiến lược kinh doanh ở một số ngân hàng thương mại. Bài học kinh nghiệm tác giả rút ra từ việc nghiên cứu này là công tác hoạch định chiến lược kinh doanh phải là công việc của cả tập thể ngân hàng. Vấn đề thứ hai tác giả đúc kết được là chiến lược kinh doanh là định hướng phát triển chung nhất của ngân hàng và để thực hiện thành cơng chiến lược này thì ngân hàng nên cụ thể hoá thành các chiến lược bộ phận như chiến lược Marketing, chiến lược cho từng mỗi lĩnh vực kinh doanh...

Vai trò của chiến lược đối với sự phát triển của một ngân hàng quan trọng là vậy nhưng trong thực tế các vấn đề này được vận dụng như thế nào. Trong giới hạn của đề tài, tác giả khơng tham vọng có thể nắm bắt được toàn bộ thực trạng vận dụng các lý thuyết về xây dựng chiến lược trong thực tiễn tại tất cả các ngân hàng mà chỉ mong muốn được xem xét đánh giá vấn đề này tại một ngân hàng cụ thể để có cơ sở định hướng chiến lược phát triển cho ngân hàng này. Đó là nội dung tác giả muốn trình bày ở các chương tiếp theo của luận văn.

C

Chươơnngg 2:2: XÂYY DỰDNGNG CHICHIẾẾNN LƯỢLƯỢCC KKININHH DOADOANHNH CCỦAỦA

NGÂ

NGÂN HÀNGNHÀNG THTHƯƯƠƠNGNG MMẠIẠI CCỔỔ PHPHẦẦNN NAMNAM VIVIỆỆTT GIAIGIAI ĐĐOOẠẠNN 20132013

20202020

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT

Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) được thành lập từ năm 1995, dưới hình thức một ngân hàng cổ phần nông thôn (Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên), hoạt động trong phạm vi là tỉnh Kiên Giang và chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến năm 2006, cùng với việc tham gia của các cổ đơng mới, Ngân hàng được chuyển đổi sang hình thức NHTMCP đơ thị với tên gọi như ngày nay và trụ sở chính của Ngân hàng được chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh; Vốn điều lệ được tăng lên liên tục gấp nhiều lần so với mức ban đầu (5 tỷ đồng), nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Sau hơn 5 năm chuyển đổi mơ hình hoạt động sang NHTMCP đô thị (năm 2006), đến nay tổng tài sản của Navibank đã đạt xấp xỉ 22,000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 3,010 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2012); Mạng lưới hoạt động gồm gần 100 chi nhánh và phòng giao dịch được đặt tại các địa bàn trọng điểm trên cả nước, với trên 1,500 cán bộ, nhân viên được đào tạo bài bản, chính quy, phong cách làm việc năng động và chuyên nghiệp. Năm 2010, Navibank đã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu NVB. Hiện tại, Hội sở Navibank đặt tại số 3-3A-3B-5 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TPHCM với cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:

(Nguồn: Quy chế tổ chức hoạt động của Navibank)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN NAM VIỆT

2.2.1 Mạng lưới hoạt động

Trước những bất ổn của nền kinh tế vĩ mơ cùng với hàng loạt chính sách mới từ Ngân hàng Nhà nước, Navibank tạm gác mục tiêu phát triển mạng lưới hoạt động mà thay vào đó là việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các địa điểm giao dịch hiện có. Trong năm 2011 – 2012, Navibank tập trung cho cơng tác nâng cấp các phịng giao dịch liền kề lên chi nhánh theo tinh thần Quyết định 13/2008/QĐ–NHNN và khai trương hoạt động các điểm giao dịch đã xin phép Ngân hàng Nhà nước trong năm 2010. Mạng lưới giao dịch với 91 điểm giao dịch tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm cho phép Navibank tiếp cận được một

lượng lớn khách hàng trên toàn quốc để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

Tính đến hết ngày 31/12/2012, Navibank đã nâng cấp 05 phòng giao dịch lên chi nhánh tại địa bàn các tỉnh như: Bắc Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hưng Yên và Thái Nguyên; mở mới 7 phòng giao dịch khác tại Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương và Tiền Giang, nâng tổng số điểm giao dịch của Navibank trên toàn hệ thống đạt 91 điểm, bao gồm: 01 Hội Sở Chính, 01 Sở Giao dịch, 19 Chi nhánh, 70 Phòng Giao dịch và Quỹ tiết kiệm tại 24 tỉnh/thành trên toàn quốc, cụ thể:

Bảng 2.1: Mạng lưới hoạt động của Navibank

STT Đơn vị 31/12/2012 Tổng cộng

Hội sở giao dịchSở nhánhChi PGD/QTK

1 TP.Hồ Chí Minh 1 1 25 27 2 Kiên Giang 1 5 6 3 Hà Nội 1 14 15 4 Hải Phòng 1 6 7 5 Đà Nẵng 1 6 7 6 Cần Thơ 1 1 2

7 Thừa Thiên Huế 1 2 3

8 Bình Dương 1 2 3 9 Tiền Giang 1 1 2 10 Bà Rịa – Vũng Tàu 1 1 11 Đồng Nai 1 1 2 12 Long An 1 1 2 13 Bắc Ninh 1 1 2 14 An Giang 1 1 15 Vĩnh Long 1 1 2 16 Bạc Liêu 1 1 17 Bắc Giang 1 1 18 Thái Nguyên 1 1 19 Cà Mau 1 1 20 Hưng Yên 1 1 21 Quảng Ninh 1 1 22 Thái Bình 1 1 23 Hậu Giang 1 1 24 Đồng Tháp 1 1 Tổng cộng 1 1 19 70 91

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Navibank)

HĐV HĐV có kỳ hạn

Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của Navibank đạt 17,174,191 triệu Đồng, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm gần 60% tổng nguồn vốn huy động). Trong đó, nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 17,078,559 triệu Đồng, tăng 1,996,579 triệu Đồng (13.24%) so với năm 2011. Huy động vốn tăng chủ yếu từ khách hàng cá nhân (tăng 2,617,299 triệu Đồng so với năm 2010). Hoạt động huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế qua từng năm của Navibank có xu hướng tăng (từ 10,520 tỷ Đồng vào năm 2009 đến 17,079 tỷ Đồng vào năm 2012) nhưng xét đến yếu tố thị phần huy động vốn của Navibank thì thị phần huy động vốn bình quân trong giai đoạn 2009 – 2012 của Navibank chỉ chiếm khoảng 0.50% thị phần của toàn ngành ngân hàng (khoảng 0.50% cho năm 2012; 0.60% cho năm 2011; 0.50% cho năm 2010, 0.60% cho năm 2009) và chưa có sự cải thiện đáng kể trong suốt thời gian qua. 21,000,000 18,000,000 15,000,000 12,000,000 9,000,000 6,000,000 3,000,000 0 2009 2010 2011 2012

Hình 2.1: Tăng trưởng Huy động vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế (triệu Đồng)

(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 -2012)

Cơ cấu huy động vốn: Nguồn vốn huy động của Navibank tập trung chủ yếu là VND (91.34%), khách hàng cá nhân (chiếm 89.39%) và ngắn hạn (chiếm 53.74%). Nguồn vốn huy động của Navibank tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng cá nhân, còn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể. Nguồn vốn từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao cho thấy thương hiệu Navibank đã được nhiều người quan tâm biết đến. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân quá nhiều và chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn cũng tạo gánh nặng chi phí trả lãi không nhỏ cho Ngân hàng.

Dư nợ 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2009 2010 2011 2012 Huy động ngắn hạn Huy động từ cá nhân Huy động VND

Hình 2.2: Cơ cấu huy động vốn của Navibank giai đoạn 2009 - 2012 (%)

(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012)

2.2.3 Hoạt động tín dụng

Năm 2012 hoạt động tín dụng của Navibank chủ yếu tập trung trong việc rà soát, tái đánh giá lại tất cả các khoản nợ hiện tại của Ngân hàng nhằm kiểm sốt chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng của Navibank đến hết năm 2012 đạt 12,885,655, không thay đổi đáng kể so với con số 12,914,682 triệu Đồng của năm 2011, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (chiếm 69.25% tổng dư nợ). Hoạt động tín dụng qua từng năm của Navibank có xu hướng tăng (từ 9,959 tỷ Đồng vào năm 2009 đến 12,886 tỷ Đồng vào năm 2012) nhưng xét đến yếu tố thị phần cho vay của Navibank thì thị phần cho vay của Navibank năm 2012, 2011, 2010, 2009 chỉ chiếm khoảng 0.50% và năm 2007, 2008 con số này chỉ đạt 0.40%. Điều này cho thấy thị phần tín dụng của Navibank khơng có thay đổi nhiều so với toàn ngành trong nhiều năm qua.

14,000,000 12,000,000 10,000,000 8,000,000 6,000,000 4,000,000 2009 2010 2011 2012

Hình 2.3: Tăng trưởng Dư nợ tín dụng (triệu Đồng)

Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012

Cơ cấu tín dụng: Trong năm 2012, cơ cấu dư nợ của Navibank đã có cải thiện đáng kể khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2012 chỉ còn 40.72%; cho vay tập

trung chủ yếu ở đối tượng tổ chức kinh tế (chiếm 75.82%); gia tăng tỷ trọng cho vay USD lên 12.77% để giảm bớt áp lực lên VND; khống chế tốt tỷ trọng cho vay liên quan đến lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để tập trung qua lĩnh vực sản suất kinh doanh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; hạn chế cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, Navibank cũng được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc cho vay theo dự án JICA (cho vay từ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển tại Việt Nam).

100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

Cho vay trung dài hạn Cho vay tổ chức kinh tế Cho vay ngoại tệ (USD)

2009 2010 2011 2012

Hình 2.4: Cơ cấu cho vay của Navibank giai đoạn 2009 - 2012 (%)

(Nguồn: Navibank - Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2012)

Chất lượng tín dụng: Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, tồn kho tăng cao, tình hình sản xuất kinh doanh đình trệ, đã dẫn đến hậu quả nợ xấu của các ngân hàng tăng cao. Nằm trong tình hình chung của tồn hệ thống ngân hàng, tính đến thời điểm 31/12/2012, số dư nợ xấu của Navibank là 515,355 triệu Đồng, chiếm 4.00% tổng dư nợ, tăng 138,719 triệu Đồng so với năm 2011.

2.2.4 Hoạt động dịch vụ

Trong giai đoạn 2009 – 2012, ý thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ nên bên cạnh việc củng cố và hoàn thiện chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động, cho vay, Navibank cũng đã quan tâm đầu tư triển khai một loạt các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như Mobilebanking, Phonebanking, Internetbanking. Ngồi ra, một số các tiện ích mới cũng đã được nghiên cứu bổ sung cho thẻ ATM như chuyển tiền, thanh tốn…. Mặc dù đã có sự nỗ lực để tăng doanh thu dịch vụ nhưng doanh thu hoạt động dịch vụ của Navibank chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng doanh thu, cao

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP nam việt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w