THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỐ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
2.2.1. Thực trạng cơng tác quản lý đối tượng sử dụng hố đơn
Sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau thời kì khủng hoảng kinh tế nhờ hàng loạt các chủ trương chính sách kích cầu của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự thơng thống đối với thủ tục thành lập DN, do năm 2010 là năm đầu tiên triển khai cơ chế đăng ký hợp nhất cho doanh nghiệp (đăng ký thành lập và đăng ký thuế cùng lúc) khiến thời gian giải quyết thủ tục gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể, bởi vậy số lượng DN được thành lập ngày càng tăng, số lượng đối tượng sử dụng hóa đơn cũng theo đó mà tăng lên. Hơn nữa số lượng DN ngoài quốc doanh được Cục thuế Hà Nội phân cấp về cấp chi cục quản lý, trong đó có Chi cục Hà Đơng cũng ngày càng tăng. Biểu số liệu dưới đây là minh chứng cho nhận định trên:
Biểu 01: Tình hình đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đơng.
ĐVT: đối tượng Loại hình đối tượng Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệchSo sánhTỷ lệ ( % )
Doanh nghiệp NQD 2086 2195 +109 +5,23 Hộ kinh doanh 311 368 +57 +18,33
Tổng cộng 2397 2563 +210 +6,92 Số liệu bảng trên cho thấy : số lượng đơn vị sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đơng tăng lên khá nhiều. Năm 2010, số đối tượng sử dụng hóa đơn là 2563 đối tượng, tăng hơn so với năm 2009 là 210 đối tượng, tương đương với tỷ lệ tăng là 6,92 %. Trong đó, đối tượng sử dụng hóa đơn thuộc loại hình Doanh nghiệp ngồi quốc doanh năm 2010 tăng cao so với năm 2009 với mức tăng 109 đối tượng, tương đương với tỷ lệ tăng là 5,23%. Điều này khiến cho cơng tác
quản lý hóa đơn trên địa bàn sẽ phức tạp hơn, khối lượng công việc cũng nặng hơn. Bởi phần lớn các vi phạm của đối tượng sử dụng hố đơn thuộc các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Trên thực tế Chi cục Thuế đã có sự phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thông qua cơng tác cấp mã số thuế và cấp bán hố đơn.
Nghị định số 51/2010/NĐ -CP ban hành ngày 14/5/2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 được xem là một cải cách quan trọng tạo thuận lợi cho DN khi mà DN được trao quyền tự in hóa đơn. Tuy nhiên, đối với cơ quan thuế sẽ gặp phải những vấn đề nhất định trong việc quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn. Bởi thay vì việc chỉ quản lý 2 đối tượng: tự in hóa đơn và mua hóa đơn của cơ quan thuế (mà phần lớn các đối tượng đều mua hóa đơn) như trước kia, thì nay cơ quan thuế phải quản lý nhiều loại đối tượng sử dụng hóa đơn hơn: tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn, mua hóa đơn do Cục thuế phát hành, hóa đơn điện tử, chưa kể là DN cịn có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Đáng lo nhất là DN “ma” có thể lợi dụng sự thơng thống của Nghị định mới để phát hành hóa đơn tự in, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. DN làm ăn ngay ngắn nào bị “dính” loại hóa đơn kể trên sẽ phải chịu thiệt thòi. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 51/CP, DN sử dụng hóa đơn tự in chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế theo định kỳ hằng quý, tức là DN có lập thơng báo phát hành hóa đơn thì phải 3 tháng sau mới phải báo cáo cơ quan thuế về tình hình sử dụng hóa đơn tự in của mình. Như vậy, ít nhất là sau 3 tháng kể từ khi phát hành hóa đơn, nếu cơ quan thuế nhận thấy báo cáo đó khơng hợp lý, nghi ngờ gian lận thì mới thực hiện việc kiểm sốt sử dụng hóa đơn tự in của DN. Nói cách khác, nếu một DN thành lập trong vịng 2 - 3 tháng
rồi tự động giải thể sau khi đã có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế đành bất lực.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông, bộ phận ấn chỉ đang quản lý 2 đối tượng là Doanh nghiệp dân doanh và các hộ. Trong đó:
Biểu 02: Tỷ trọng loại đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn
Loại đối tượng Số lượng Tỷ trọng DN siêu nhỏ 1085 42,33% DN đặt in 1465 57,16% DN tự in 13 0,51%
Qua biểu số liệu trên cho thấy: Số lượng DN siêu nhỏ mua hóa đơn của cơ quan thuế chiếm tỷ trọng tương đối cao 42,33%. Số lượng DN tự in, đặt in chiếm tỷ trọng cao hơn 57,67%, tuy nhiên số lượng DN có đủ khả năng tự in hóa đơn trên địa bàn thuộc sự quản lý của Chi cục Hà Đông chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ có 0,51%. Do đó cơng tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn sẽ khá phức tạp vì Chi cục vừa phải quản lý các đối tượng mua hóa đơn vừa quản lý các đối tượng tự in, đặt in với các mẫu mã hóa đơn khác nhau, đồng thời cịn phải quản lý cả các cơ sở nhận in hóa đơn của các DN đặt in.
Mặt khác, 2563 đối tượng sử dụng hóa đơn là một con số tương đối lớn so với số lượng cán bộ được phân công phụ trách quản lý hóa đơn ấn chỉ là 4 cán bộ, ngồi ra cịn có các cán bộ của Đội Kiểm tra 2 làm cơng tác xác minh hóa đơn. Tuy nhiên các cán bộ quản lý ấn chỉ nói riêng và cả Chi cục Thuế nói chung đã rất cố gắng để hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng tác quản lý của mình,
quản lý sát thực tế doanh thu phát sinh của các đơn vị cũng như mơ hình hoạt động, kinh doanh, đảm số thu cho NSNN, góp phần làm trong sạch mơi trường kinh doanh và đảm bảo kỷ cương tài chình. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thơng qua cơng tác cấp MST và cấp bán hố đơn.