Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hố đơn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông (Trang 45 - 48)

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỐ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG

2.2.5. Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hố đơn

Qua thực tế cơng tác quản lý và những gì đã xảy ra có thể kết ra một số trường hợp vi phạm về hoá đơn để phần nào dễ dàng nhận dạng một số hành vi gian lận thường gặp trong việc sử dụng hoá đơn.

- Lợi dụng người tiêu dùng mua hàng hố, dịch vụ có thói quen khơng lấy hố đơn, phần lớn các cơ sở không thực hiện nghiêm về các quy định lập bảng kê để cuối ngày xuất hố đơn tổng hợp lưu tại cuống, nếu có thực hiện được tiến hành sau một thời gian nhằm mục đích hợp thức hố về mặt sổ sách trong kê khai, dấu doanh thu và trốn thuế đầu ra.

- Hành vi cố tình khơng xuất hố đơn khi khách hàng yêu cầu với nhiều lý do như: cơ sở vừa hết hoá đơn chưa mua kịp hoặc người giữ hoá đơn đi vắng, hẹn khách hàng lúc khác, nhất là khách hàng đường xa, ngoại tỉnh. Có thể nói, tình trạng này rất phổ biến đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bán hàng tiêu dùng như máy tính, điện thoại, hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, thuốc tân dược…

- Bán hàng hố, dịch vụ trong giá đã có thuế nhưng khi khách hàng yêu cầu xuất hố đơn lại địi thêm tiền mới xuất hoá đơn, thực chất đây là thủ đoạn làm cho người mua hàng từ bỏ ý định lấy hoá đơn.

- Các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán hoặc ấn định nhưng vẫn được cơ quan thuế cấp hố đơn quyển khi bán hàng với mục đích là nếu trong tháng doanh thu theo hoá đơn cao hơn doanh thu ấn định thì thu thuế căn cứ theo doanh thu hố đơn, nếu thấp hơn thì căn cứ theo doanh thu ấn định. Nhưng trên thực tế khơng có hộ nào ghi doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán, ấn định. Nếu trong tháng có cao hơn, họ ln tìm cách đối phó, hợp thức hố để nộp thuế theo doanh thu ấn định thấp hơn. Thực chất đây là một kẽ hở giúp cho họ tiêu thụ hàng nhiều hơn, nhưng thực tế lại trốn thuế đầu ra nhiều hơn.

Nhóm thứ hai: Ngoài thủ đoạn thành lập DN với mục đích mua, bán hố

đơn rồi bỏ trốn thì tình trạng sử dụng hoá đơn để rút tiền, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhóm này bao gồm:

- Bán hàng hố, dịch vụ thu tiền một giá, nhưng khi xuất hố đơn lại có sự thông đồng giữa hai bên mua và bán để nâng khống giá trị thanh tốn, tình trạng này phổ biến nhất đối với khách hàng ở các đơn vị có thụ hưởng kinh phí từ NSNN, các dự án, cơng trình…

- Mua bán hoá đơn khống, lập hoá đơn khống đã và đang tiếp diễn trên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhất là các DN thành lập với mục đích làm ăn bất chính, thơng đồng với nhau, lập khống hố đơn để rút tiền của Nhà nước thơng qua hồn thuế,

Hố đơn là chứng từ ban đầu mang tính pháp lý cao, là thước đo phản ảnh một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế của mỗi cơ sở kinh doanh, của một ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Nếu sử dụng ghi chép, phản ánh sai lệch các chỉ tiêu trên hố đơn, điều đó đã tiếp tay thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế của những kẻ làm ăn phi pháp mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cơng trình, hạch tốn giá trong các DN, làm mất tính chính xác các chỉ tiêu kinh tế- xã hội ( KT-XH) ở địa phương và trên phạm vi cả nước.

Cải cách tồn diện về hố đơn là quyết định đúng đắn và kịp thời: Có thể nói Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ra đời có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong đời sống KT-XH ở nước ta, đồng thời là bước cải cách toàn diện và sâu rộng về hố đơn, hồn tồn mang tính giao quyền tự chủ cho DN trong quản lý, sử dụng. Đây là một chủ trương của Chính phủ minh chứng cho sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý theo mơ hình hiện đại qua việc DN tự in hoá đơn và tự đặt in hoá đơn để sử

dụng theo nhu cầu, giảm bớt thời gian làm thủ tục hành chính thuế, đáp ứng u cầu hội nhập, thơng lệ quốc tế và chuẩn mục quốc gia.

Với mục đích và ý nghĩa nêu trên, chắc chắn, Nghị định số 51/2010/NĐ- CP và Thơng tư số 53/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính sẽ góp phần ngăn chặn những tiêu cực trong quản lý và sử dụng hố đơn trong thời gian qua, hạn chế tình trạng mua bán hoá đơn bất hợp pháp, thành lập DN ma để chiếm đoạt hoá đơn.

Việc thực hiện đúng các quy định mới về hoá đơn, chứng từ sẽ tạo lập được mơi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế; giúp hoạt động SXKD của DN được thuận lợi hơn. Với những nội dung ưu việt của các quy định mới về hoá đơn, chứng từ, mức độ xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm, chắc chắn, cơng cuộc cải cách về hố đơn sẽ sớm đi vào cuộc sống, phát huy có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)