Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp làm dịch vụ thuế trung gian (T-VAN).

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông (Trang 68 - 72)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

3.1.5. Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp làm dịch vụ thuế trung gian (T-VAN).

gian (T-VAN).

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh là tất yếu, do vậy cũng như in hóa đơn, hóa đơn điện tử cũng cần sự đầu tư bước đầu nhưng có thể sử dụng lâu dài và tiện lợi.

Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục xúc tiến với các doanh nghiệp CNTT xây dựng các đơn vị trung gian cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tài chính (VAN), trong đó có dịch vụ hóa đơn điện tử (từ khâu khởi tạo, sử dụng, hủy…) để giúp loại hình này phát triển mạnh mẽ; đồng thời cũng là một bước tiến mới trong quản lý hóa đơn. Việc hình thành các doanh nghiệp làm dịch vụ thuế trung gian (T-VAN) sẽ giảm tải rất lớn gánh nặng cho ngành thuế. Bộ Tài chính đang gấp rút hồn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn về giao dịch điện tử trong thuế, trong đó có quy định về việc hình thành các doanh nghiệp T-VAN để trình ban hành vào cuối năm nay. Theo đó, để nhận được giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, doanh nghiệp T-VAN phải thoả mãn được một số điều kiện, như là doanh nghiệp có

giấy phép hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thơng tin tại Việt Nam; có tối thiểu 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giải pháp công nghệ thông tin, hoặc phát triển phần mềm; đã triển khai hệ thống công nghệ thông tin thành công cho tối thiểu 50 doanh nghiệp...

Thực tế cho thấy các cơng ty có nhu cầu sử dụng hóa đơn lớn, việc lưu trữ hóa đơn rất vất vả bởi nhiều giấy tờ chiếm diện tích lớn (phải đi thuê với giá không thấp), đồng thời mang lại rủi ro cháy nổ. Mặt khác, với những đơn vị có nhu cầu hạn chế về hóa đơn (mỗi tháng chỉ xuất 5 đến 7 hóa đơn) thì việc sử dụng hóa đơn điện tử là khả dĩ và tiết kiệm hơn nhiều. Bởi nếu phải đầu tư máy móc, thiết bị đến hàng tỉ đồng để tự in hóa đơn là khơng thể, trong khi đi đặt in hóa đơn thì chi phí cũng khá cao do số lượng in có hạn. Việc cơ quan thuế có nhiều bước tiến trong cải cách thủ tục thuế, đặc biệt phải kể đến việc cải cách sử dụng hóa đơn, cho phép sử dụng hóa đơn điện tử rất có ý nghĩa. Hiện tại, hình thức sử dụng hóa đơn điện tử tuy chưa phổ biến nhưng sẽ là mục tiêu hướng đến của ngành.

Muốn hóa đơn điện tử phát triển thì buộc phải sử dụng chữ ký số. Chữ ký số là những thông tin đi kèm dữ liệu nhằm xác định người chủ của dữ liệu đó. Khi sử dụng hình thức giao dịch điện tử, người ta khơng gửi các văn bản giấy mà gửi bằng file điện tử PDF hoặc Excel, trong đó phải dùng chữ ký số để cơ quan thuế khi nhận sẽ kiểm tra, xác thực tính hợp lệ của văn bản rồi mới chấp nhận hay khơng. Tuy nhiên, do đây là loại hình ứng dụng mới nên các doanh nghiệp cịn e dè về: tính pháp lý, rủi ro trong giao dịch, có thể gây mất bút ký, thiếu an tồn, chi phí, cách thức sử dụng... Nhưng sau khi được các cơ quan thuế, các nhà cung cấp giải pháp phần mềm kế toán, chữ ký số giải đáp và hướng dẫn thì DN lại muốn sớm được sử dụng hình thức hóa đơn điện tử vì tính

tiện lợi của nó. Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp chủ động trong giao dịch với thuế, giảm được chi phí in ấn, thời gian đi lại và các phiền hà khác; công tác lưu trữ cũng được đảm bảo hơn; hóa đơn cũng khó làm giả hơn vì có chữ ký số được quản lý bởi khơng chỉ DN sử dụng mà cịn bởi cả nhà cung cấp.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, đã có hơn 1.500 doanh nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Phúc sử dụng dịch vụ kê khai thuế điện tử do cơ quan thuế cung cấp. Tính đến hết tháng 8/2010, Tổng cục Thuế đã nhận được gần 30.000 tờ khai thuế điện tử có chữ ký điện tử. Theo dự kiến của Tổng cục Thuế, đến năm 2011, sẽ có tối thiểu 10.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kê khai thuế điện tử. Bộ Tài chính đặt mục tiêu đến năm 2012 Việt Nam sẽ có 350.000 doanh nghiệp sử dụng chữ ký số khi kê khai thuế qua mạng và dịch vụ công.

3.2.. Các giải pháp khác

- Thứ nhất, Các thơng báo phát hành hóa đơn của các DN sẽ được cơ quan thuế tổng hợp đưa lên website của Tổng cục Thuế. Đây là nguồn thơng tin chính thức về hóa đơn của DN trên tồn quốc để người mua hàng có thể tìm hiểu thực hư về đối tác của mình. Các hóa đơn tự in nếu khơng đăng ký phát hành cũng khơng có giá trị.

- Thứ hai, Tăng cường lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra về thuế. Trước mắt tập trung kiểm tra các doanh nghiệp có số thuế đề nghị khấu trừ hoặc hồn thuế lớn hoặc có biểu hiện gian lận trong kê khai thuế, có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng hoá đơn. Kiến nghị Nhà nước tăng cường kiểm tra việc sử dụng NSNN trong khu vực hành chính sự nghiệp để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm qui định về sử dụng hoá đơn trong thanh tốn, quyết tốn tài chính.

- Thứ ba, Cơ quan thuế cần tăng cường kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; đảm bảo cho cơng tác quản lý hố đơn, quản lý thuế, chống thất thu cho NSNN, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Tăng cường kiểm tra khu vực hành chính, sự nghiệp thụ hưởng NSNN để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn trong thanh tốn, quyết tốn tài chính.

- Thứ tư, Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan thuế và cơ quan pháp luật (Cơng an, Viện kiểm sốt) trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế, cũng là cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật.

- Thứ năm, Việc trao đổi thông tin, uỷ thác điều tra, xác minh giữa Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực thuế cịn hạn chế. Đó là cơ hội để các cơng ty đa quốc gia có thể lợi dụng các kẽ hở của luật để gian lận thuế thơng qua tờ hóa đơn, nhất là hóa đơn điện tử. Đề xuất Chính phủ ký các Hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia láng giềng có chung biên giới, các nước trong khu vực để tăng cường việc phối hợp, hỗ trợ điều tra, xác minh làm rõ các sai phạm trong hoạt động xuất khẩu hàng hố xin hồn thuế.

- Thứ sáu, Tổ chức thực hiện mở thưởng đối với hoá đơn mua hàng của người tiêu dùng cuối cùng để khuyến khích người tiêu dùng yêu cầu người bán hàng phải lập hoá đơn. Đây là một biện pháp một số nước trong khu vực đã và đang áp dụng nhằm tăng thu, chống khai man, trốn thuế và góp phần giáo dục ý thức chấp hành chính sách về thuế đối với quần chúng nhân dân.

- Thứ bảy, Nên tiến hành cấp phép cho các DN hoạt động trong lĩnh vực in hóa đơn. Việc làm này sẽ giúp DN yên tâm trong việc lựa chọn nhà in; đồng thời cũng là động lực để các nhà in nâng cao trách nhiệm, uy tín, cũng như chất lượng sản phẩm, bởi nếu không đáp ứng đủ các u cầu cần thiết sẽ khơng được cấp phép in hóa đơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)