MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
3.1.1. Về chế độ, chính sách
- Thứ nhất, Các quy định, các chính sách về hóa đơn chứng từ của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế và các bộ, ngành liên quan phải thật sự rõ ràng, chặt chẽ và thống nhất với nhau. Có như vậy các đối tượng mới khơng hiểu sai quy định hoặc lợi dụng kẽ hở của các văn bản để vi phạm. Đồng thời đảm bảo sự công bằng, thống nhất trong việc thực thi luật giữa mọi đối tượng.
Có thể thấy khe hở lớn nhất của Nghị định 51 về doanh nghiệp tự in hoá đơn là khi báo mất trong vịng 5 ngày, doanh nghiệp khơng bị xử phạt nhưng với quãng thời gian đó, rất có thể thơng tin và hố đơn đó đã bị lợi dụng. Cơ quan thuế cần phải lưu tâm vấn đề này.
Nguyên tắc chung khi ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định phải bám sát và tôn trọng các quy định đã có trong Nghị định, chỉ làm rõ hơn những quy định nào cịn chung chung, khơng rõ ràng, không cụ thể, tránh nhắc lại nguyên
văn những điều khoản đã quy định chi tiết trong Nghị định. Cần sắp xếp lại bố cục của Thông tư theo hướng gộp phần V và phần VI thành một phần, với tiêu đề chung là "Kiểm tra, thanh tra, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn và khiếu nại hành chính về hóa đơn". Như vậy sẽ đảm bảo tính chặt chẽ, logic khoa học hơn.
Đồng thời, nên có những quy định cụ thể về việc sử dụng hóa đơn đối với từng loại hình DN: Ngân hàng, siêu thị, Taxi, Bệnh viện... do các tổ chức này sử dụng hóa đơn đặc thù. Chẳng hạn: Đối với Ngân hàng: có rất nhiều chi nhánh trên cả nước nếu thực hiện xuất hóa đơn theo ngày theo quy định của Nghị định 51 sẽ tốn rất nhiều nhân lực vì mỗi ngày có đến hàng trăm, hàng nghìn giao dịch, trong khi ngân hàng đã có sổ phụ để theo dõi việc bán hàng. Hay ở các bệnh viện lớn, mỗi ngày phải đón tiếp hàng nghìn bệnh nhân nhưng rất nhiều trường hợp 15 ngày sau mới quay lại lấy hóa đơn và bệnh nhân lại thường khơng phải là người kí trong hóa đơn nên dễ dẫn đến sai thơng tin...
-Thứ hai, Việc ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, các chính sách mới cần tiến hành nhanh chóng, kịp thời và có một lộ trình thích hợp để tổ chức, cá nhân có thời gian nghiên cứu kỹ và áp dụng. Nếu có phát sinh những vướng mắc, bất cập thì cũng sẽ kịp thời có những sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Chẳng hạn, Nghị định 51 ban hành ngày 14/5/2010, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2011, nhưng đến tháng 8/2010, Thông tư hướng dẫn chưa ban hành là quá chậm. Thiết nghĩ chính sách tốt nhưng do việc chuẩn bị thực thi chưa kỹ càng, chưa có lộ trình hợp lý đã gây ra những khó khăn ngồi dự kiến. Cụ thê: DN gặp vướng mắc ngay ở khâu thiết kế mẫu hóa đơn; số lượng DN đặt in hóa đơn quá nhiều trong khi số lượng nhà in đáp ứng tiêu chuẩn in hóa đơn của Bộ
Tài chính lại q ít dẫn đến tình trạng q tải, thậm chí cịn bị nhà in “ép giá” mà vẫn phải chấp nhận dù vậy vẫn chưa có hóa đơn để sử dụng đúng hạn quy định... Mặc dù đã có văn bản chỉ đạo các Cục thuế, Chi cục Thuế tăng cường cán bộ bán hố đơn cho DN để DN có hóa đơn sử dụng đến hết tháng 3 năm 2011, tạo điều kiện cho DN có thời gian đặt in hóa đơn; nhưng cho đến cuối tháng 3 cả nước vẫn còn khoảng 6.400 DN chưa lo được hóa đơn.
- Thứ ba, Nghiên cứu phương pháp quản lý thuế theo rủi ro trong thanh tra thuế, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá để lựa chọn các DN có rủi ro cao (dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế...) từ đó lập kế hoạch thanh tra đúng đối tượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.
- Thứ tư, Nên thiết kế thêm một điều luật quy định về các hành vi bị cấm trong q trình in, phát hành, sử dụng hóa đơn để làm căn cứ cho việc xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Theo quy định tại Nghị định 51về xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn: Trường hợp DN bị làm giả hóa đơn thì tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng hóa đơn giả của DN (tự in hóa đơn giả, đặt in hóa đơn giả, in hóa đơn giả để sử dụng) bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 28; khoản 6 Điều 29; khoản 6 Điều 30 Nghị định 51. Trường hợp vi phạm liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan phát hiện có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp vi phạm sử dụng hóa đơn giả dẫn đến các hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế. Riêng hoạt động in hóa đơn giả thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật..
Tuy nhiên mức phạt lên tới 100 triệu đồng nghe có cảm giác là cao nhưng nếu so với lợi ích mang lại khi gian lận hóa đơn (có thể lên đến hàng tỷ đồng) thì quy định này vẫn cần phải xem xét lại. Bởi nếu hậu quả lớn thì phải tính trên tỷ trọng sai phạm để xác định mức xử phạt.
- Thứ tư, Đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung vào Bộ luật hình sự tội phạm về:
+ Hành vi in ấn, mua bán hoá đơn giả (hố đơn khơng hợp pháp), giúp cho doanh nghiệp khác lập hồ sơ kê khai gian lận để làm tăng thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn thuế là hành vi giúp sức cho việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải bị xử lý phù hợp với hành vi.
+ Hành vi lập hồ sơ kê khai gian lận để làm tăng thuế GTGT được khấu trừ hoặc tăng thuế GTGT được hoàn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước phải bị xử lý như hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
+ Qui định doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý kinh doanh, hạch toán kế toán, qui định nguyên tắc khai thác dữ liệu của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Có Luật tố tụng về thuế, qui định cơ quan thuế có quyền điều tra, khởi tố các vụ án chiếm đoạt tiền thuế.