NGƯỜI KHÁC NÊU RA
Những người thành đạt ln ln thích suy nghĩ, họ thường xuyên hỏi "tại sao?", ngoài ra, họ cũng rất quan tâm đến những câu hỏi mà người khác.
Năm 1921, nhà khoa học Ấn Độ Laman đã làm báo cáo khoa học về quang học và âm thanh
học tại Hội khoa học Hoàng gia Anh quốc. Khi trở về, ông đã chọn con đường đi thuyền qua Địa
Trung hải về nước. Trong đoàn người đi dạo trên boong tàu, cuộc hội thoại của hai mẹ con người
Ấn Độ đã làm cho Laman vô cùng chú ý.
"Mẹ ơi, vùng biển lớn này tên là gì?” "Địa Trung Hải!”
"Tại sao lại gọi là Địa Trung Hải?”
"Bởi vì nó nằm kẹp giữa đại lục Âu Á và đại lục châu Phi!” "Vậy tại sao nó lại có màu xanh lam?”
Người mẹ trẻ ậm ờ một hồi lâu, ánh mắt tìm kiếm cầu cứu vừa lúc ấy lại gặp ngay Raman đang
đứng bên cạnh, chăm chú lắng nghe câu chuyện của họ. Raman trả lời cậu bé: "Nước biển có màu xanh lam bởi vì nó phản chiếu màu sắc của bầu trời".
Từ trước đến giờ, hầu như mọi người đều chấp nhận cách giải thích như vậy. Nó xuất phát từ
phát hiện của nhà vật lý lớn người Anh Ruli, người nổi tiếng với việc phát hiện ra khí trơ, thường
dùng lý luận kính râm buộc các phân tử trong khí quyển phân tán để giải thích màu sắc của bầu trời. Từ đó có thể suy đoán, màu xanh của nước biển là do sự phản xạ của màu sắc của bầu trời.
Nhưng không hiểu tại sao, sau khi trả lời câu hỏi cho hai mẹ con, Raman ln cảm thấy có gì nghi ngờ về sự giải thích của mình, cậu bé thích tìm hiểu, thích tị mị kia, ánh mắt chứa đựng sự
ham học hỏi kia, những câu hỏi "Tại sao?" liên tục xuất hiện trong đầu óc ơng, nó làm cho ơng cảm
thấy không yên tâm chút nào. Là một nhà khoa học đã được hưởng sự tôi luyện kỹ càng, ông ta phát hiện ra rằng bất giác cậu bé đã thúc giục sự hiếu kỳ muốn đi khám phá những điều "chưa biết" trong những điều "đã biết" và ông cảm thấy sững sờ.
Sau khi trở về nhà, Raman lập tức bắt tay vào việc nghiên cứu nước biển tại sao lại là màu xanh lam, và phát hiện nhiều điểm thiếu sót của những luận cứ giải thích trong thí nghiệm của Ruli, nó chưa thuyết phục được ơng, và tiến hành nghiên cứu lại.
Ông ấy bắt đầu nghiên cứu từ sự tác động giữa phân tử nước với sự phản xạ ánh sáng, vận dụng
lý luận lên xuống của Anhxtanh và các nhà khoa học khác, cuối cùng đã đạt được những con số đầy đủ của hiện tượng phản xạ ánh sáng xuyên qua nước, qua băng đá, và qua một số chất liệu khác,
làm cơ sở để chứng minh các nguyên tử nước phản chiếu ánh sáng mặt trời làm cho nước có màu xanh, và nguyên lý các nguyên tử trong khí quyển phản chiếu ánh sáng mặt trời làm cho bầu trời có màu xanh là giống nhau. Từ đó lần lượt phát hiện ra các hiệu ứng phản tán ánh sáng phổ biến trong các thể khí, thể lỏng và thể rắn. Sau này mọi người gọi đó là "Hiệu ứng Raman", nó đã cung cấp những chứng cứ thuyết phục cho giới khoa học tiếp nhận học thuyết hạt nguyên tử ánh sáng vào đầu thế kỷ 20.
Năm 1930, câu hỏi của cậu bé trên con thuyền qua biển Địa Trung Hải kia, đã giúp Raman giành được giải Noben về vật lý, trở thành nhà khoa học đầu tiên của Ấn Độ và cũng là nhà khoa học châu Á đầu tiên trong lịch sử giành được giải thưởng uy tín này.
Triết lý nhân sinh 119:
Cơ hội có ở tất cả mọi nơi trong cuộc sống, nếu bạn chăm chú nghe những câu hỏi mà người khác nêu ra, từ đó nghiêm túc tiến hành suy nghĩ và nghiên cứu cho đến khi đạt được kết quả mà bạn thấy hài lịng, thì sẽ có thể đạt được những thành tựu mà mọi người phải ngưỡng mộ.