2.1 .Khái qt về Cơng ty Cổ phần Hố dầu và Xơ sợi Việt Nam
3.2. Biện pháp nâng cao sự gắn kết trong công việc của người lao động tạ
3.2.4. Biện pháp tăng hiệu quả trong công việc
* Cơ sở của biện pháp
Như mục 2.2.1 tác giả đã trình bày về thực trạng cơng việc hiện tại của VNPOLY bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu cùng với việc áp đặt KPI vào cơng việc hiện tại này có thể mang đến tác hại không ngờ như việc các con số mục tiêu trở lên viển vông khiến người lao động chán nản, nhụt chí. Doanh nghiệp khơng thể mong đợi nhân viên làm việc với hiệu suất cao nhất nếu họ khơng có một mục tiêu cụ thể. Hãy đảm bảo nhân viên nắm chắc những gì quản lý đang mong đợi ở họ, khơng chỉ với vị trí của họ nói chung mà cịn trong cơng việc, nhiệm vụ cụ thể.
* Nội dung của biện pháp
- Khi giao mục tiêu, nhiệm vụ, người quản lý hãy hỏi lại nhân viên đã hiểu rõ chưa và phản hồi lại rõ ràng các thắc mắc của nhân viên. Chỉ khi nhà quản lý chỉ rõ cho nhân viên điểm mục tiêu mà họ cần đạt được thì nhân viên mới có thể tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu đó, theo cách được kỳ vọng. Việc đặt ra những kỳ vọng, mục tiêu cụ thể ngay từ đầu cũng sẽ giúp hạn chế được tình trạng nhầm lẫn, khơng làm đúng mục tiêu. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần thiết lập mục tiêu một cách công khai để đảm bảo môi trường làm việc công bằng, giúp nhân viên gia tăng động lực làm việc.
- Động lực làm việc là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của nhân viên. Nhân viên khơng có động lực sẽ rất khó để đạt được hiệu suất như kỳ vọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nhân viên sẽ có những nhu cầu, động lực làm việc khác nhau. Nhà quản lý cần tìm hiểu động thực sự trong cơng việc của nhân viên là gì để từ đó có hình thức khen thưởng mang tính cá nhân hóa. Đồng thời, nhà quản lý nên đồng thời tạo ra nhiều động lực cùng lúc để thúc đẩy hiệu suất của nhân viên một cách mạnh mẽ.
- Quản trị hiệu suất làm việc là một tiến trình mà tại đó các nhà quản lý xây dựng mục tiêu, theo dõi, giám sát, lên kế hoạch và cuối cùng là đánh giá hiệu suất của nhân viên cũng như đóng góp của nó trong mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị hiệu suất liên tục là chìa khóa giúp tăng hiệu suất làm việc, đưa cá nhân/bộ phận/phịng ban đi đúng hướng. Thay vì đánh giá, quản trị hiệu suất theo chu kỳ 1 – 2 lần/năm, doanh nghiệp nên quản trị hiệu suất liên tục định kỳ, liên tục theo hàng quý, hàng tháng và thậm chí là hàng tuần. Tần suất đánh giá hiệu suất thường xuyên sẽ giúp nhân viên nỗ lực cải tiến hiệu suất cơng việc. Doanh nghiệp có thể tiến hành quản trị hiệu suất liên tục thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ để triển khai nhanh gọn, đơn giản, không gây tốn nhiều thời gian của nhân viên. Nếu việc quản trị hiệu suất q “cồng kềnh” thì chính điều này sẽ gây áp lực và suy giảm hiệu suất của nhân viên.