.Nhân tố khung pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 75 - 77)

Trước năm 2000, dịch vụ Internet - banking là dịch vụ rất mới, những quy định về dịch vụ tại Việt Nam hầu như khơng có và cũng khơng thể hiện rõ ràng. Từ khi Quyết định 44/2002/TTg ra đời vào ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, dịch vụ Internet - banking đã có nền tảng pháp lý đầu tiên cho hoạt động tại Việt Nam.

Theo thời gian, dịch vụ ngày càng phát triển không ngừng đòi hỏi nhà nước phải liên tục ban hành, sửa đổi các văn bản luật nhằm phục vụ cho hoạt động dịch vụ. Và thế là giai đoạn 2005 - 2006 trở thành giai đoạn pháp luật về dịch vụ bắt đầu có những bước tiến mới, chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có nội dung về dịch vụ, điển hình là:

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ra đời vào ngày 29/11/2005 được coi là cơ sở pháp lý

quan trọng cho dịch vụ Internet - banking và giúp giảm các hoạt động thủ công trong ngân hàng, giảm lượng tiền mặt trên thị trường. Nội dung bộ luật về cơ bản giống bộ luật Thương mại điện tử mẫu do The United Nations's Commission on International Trade Law biên soạn, từng được áp dụng cho một số nước như Úc, Singapore. Điều này thể hiện quyết tâm của nhà nước trong việc đẩy mạnh các hoạt động điện tử hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong lĩnh vực giao dịch ngân hàng trực tuyến.

- Luật Cơng nghệ thơng tin có hiệu lực vào tháng 1/2007 góp phần định hình khung pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, dịch vụ tại Việt Nam trong đó có dịch vụ Internet - banking.

- Cuối năm 2006, Nghị định số 57/2006/NĐ – CP về Thương mại điện tử được ban hành nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử, thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,…

Các văn bản trên địi hỏi các ngân hàng trong đó có ACB phải xác lập và công bố rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa khách hàng với ngân hàng khi cam kết hợp đồng trong dịch vụ Internet - banking. Khách hàng phải tuân thủ các quy định khi sử dụng dịch vụ còn ngân hàng phải hướng dẫn, tư vấn rõ các quy định và cảnh báo một số rủi ro trong dịch vụ đến khách hàng. Từ đó, ngân hàng cũng như khách hàng đã có thêm cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch trên dịch vụ Internet - banking, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là khung pháp lý để ngân hàng hình thành và xây dựng chất lượng dịch vụ Internet - banking.

Đến giai đoạn 2007 – 2012, việc hoàn thiện khung pháp lý lại tiếp tục được nhà nước đẩy mạnh, nổi bật là sự ra đời các văn bản: Nghị định số 35/2007/NĐ – CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; Nghị định số 63/2007/NĐ – CP ngày 10/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Nghị định số 97/2008/NĐ - CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Thông tư

29/2011/TT -NHNN được NHNN Việt Nam ban hành ngày 21/9/2011 quy định về an toàn, bảo

mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet;…

2.4.1.2.Nhân tố kinh tế - xã hội

Hiện nay, khoa học cơng nghệ phát triển ngày càng nhanh góp phần giúp ngân hàng phát triển mạnh mẽ dịch vụ Internet - banking trên thị trường. Nhưng điều đó cũng tạo ra những thách thức mà

ngân hàng phải đối mặt như nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ để không bị lạc hậu, ngày càng hội nhập, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế để dịch vụ được chuẩn hóa và tăng khả năng cạnh tranh với dịch vụ tại ngân hàng khác. Mặt khác, xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng Internet cho các hoạt động kinh doanh trong đó có giao dịch ngân hàng của mọi người cũng nhiều hơn và đòi hỏi phải tốt hơn trước nên dịch vụ Internet - banking cũng phải ln thay đổi. Do đó tình hình kinh tế - xã hội cũng góp phần quyết định xem chất lượng của dịch vụ Internet - banking có tốt hay khơng.

Bảng 2.5: Thống kê số người sử dụng và tỷ lệ dân số Việt Nam sử dụng Internet

Đơn vị tính: Triệu người, %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

Số người sử dụng Internet 22,78 26,78 30,55 32,61

Tỷ lệ dân số sử dụng Internet 26,55 31,11 35,07 36,73

(Nguồn: http://www.thongkeinternet.vn, giai đoạn 2009 – 2012)

Kinh tế - xã hội ở đây còn được thể hiện ở sự hiểu biết và khả năng chấp nhận công nghệ của khách hàng. Số người và tỷ lệ dân số sử dụng Internet đang ngày càng phát triển tại Việt Nam thể hiện trình độ trí thức của người dân ngày càng cao và Internet trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế đời sống. Giao dịch ngân hàng cũng khơng phải là ngoại lệ, đây chính là điều kiện tốt để ngân hàng gia tăng thị phần khi biết nắm bắt thị hiếu mà khách hàng đặt ra cho dịch vụ.

2.4.2. Các nhân tố vi mô tác động đến chất lượng dịch vụ Internet - banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ internet banking tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w