Giải pháp huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính

Một phần của tài liệu phân tích về năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 107)

II. Tình hình tài chính

b, Phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác

3.3.3. Giải pháp huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính

Huy động vốn kinh doanh và quản lý tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh trong thời gian tới, tăng cường quản lý vốn và quản lý đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất.

Như đã trình bày ở trên, để đạt được sự phát triển nhanh và mở rộng kinh doanh như chiến lược đã đề ra, từ nay đến năm 2015. Lượng vốn đầu tư mà Tổng Công ty huy động được cần được quản lý tốt và có những tính toán và phân tích đầu tư tối ưu. Trong điều kiện nguồn vốn cấp thêm từ ngân sách nhà nước không có, tích lũy kinh doanh có hạn, huy động vốn sẽ được thực hiện theo các giải pháp sau:

(1) Sớm xây dựng và thực hiện phương án tổng thể, đồng bộ về đảm bảo nguồn vốn.

Phương án này nhằm mục tiêu đảm bảo đủ nguồn vốn thông qua các hình thức tạo nguồn khác nhau như:

-Huy động vốn qua các hình thức phát hành trái phiếu

-Huy động vốn vay (qua các ngân hàng và phát hành trái phiếu) -Tích lũy từ lợi nhuận trong kinh doanh

-Các hình thức tín dụng khác

Phương án đảm bảo nguồn vốn trên chỉ rõ thời gian, giá trị và cơ cấu theo các nguồn huy động khác nhau và các giải pháp cụ thể để tạo sự ổn định cần thiết các nguồn vốn có thể có. Phương án này phải là một phương án mở và có thể có điều chỉnh cho hợp lý hơn vể các mặt trên khi có những thay đổi và phát triển trong kinh doanh nói riêng và trong sự phát triển của thị trường vốn và thị trường tài chính nói riêng.

(2) Tiếp tục huy động vốn vay.

Tăng cường vay, nhất là vay từ các ngân hàng để đảm bảo có đủ vốn cho các hoạt động kinh doanh.

Vay ngân hàng là cần thiết vừa để đảm bảo vốn kinh doanh, vừa làm cho kinh doanh có hiệu quả hơn. Tổng Công ty cũng sẽ xác định một cơ chế hợp lý giữa vốn của chủ sở hữu và vốn vay để có hiệu quả cao nhất. Thiết lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng thương mại, mở rộng và tăng nguồn vốn tín dụng, cố gắng đảm bảo duy trì hạn mức tín dụng hợp lý. Có kế hoạch khai thác tốt nguồn vốn tín dụng để đảm bảo nhu cầu vay ngắn hạn trong kinh doanh và vay dài hạn cho các chương trình, dự án đầu tư lớn của Tổng Công ty.

Nghiên cứu và triển khai phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đây là một trong những giải pháp tăng vốn hiệu quả của Tổng Công ty. Tổng Công ty cần sớm nghiên cứu và triển khai hình thức huy động vốn này để đa dạng hơn nguồn vốn huy động cho kinh doanh. Đây là hình thức huy động mới nhưng rất có hiệu quả đối với các Tổng Công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng. Cần phát hành đa dạng các loại trái phiếu: trái phiếu thường và trái phiếu có thể chuyển đổi v.v.

(3) Thành lập các tổ chức tài chính mới.

vực hoạt động kinh doanh vào những ngành và dịch vụ đang có cơ hội phát triển mạnh hiện tại, mặt khác tạo thêm nguồn có thể huy động vốn cho kinh doanh. Các công ty tài chính mới có thể là Công ty tài chính, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán.

Xét trên góc độ huy động vốn, các công ty này sẽ là các tổ chức thực hiện huy động và đầu tư vốn mang tính chuyên nghiệp. Thông quan hoạt động của các công ty này, Tổng Công ty có thêm cơ hội để huy động cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Thành lập tổ chức tài chính là một quá trình, cần có bước đi thích hợp Tổng Công ty cần nghiên cứu cụ thể và triển khai theo một lộ trình hợp lý.

(4) Đẩy mạnh phương thức liên kết liên doanh.

Liên kết kinh doanh không làm tăng thêm vốn sở hữu của Tổng Công ty, nhưng hình thức này giúp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với sự hợp lực của các đối tác từ bên ngoài. Đây là giải pháp kinh doanh tiềm năng, rất có hiệu quả, nhất là đầu tư vào các dự án có quy mô lớn.

(5) Tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh. Hiện đại hóa công tác quản lý tài chính để nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát tình hình tài chính trong kinh doanh, trong đó có cả đầu tư tài chính dài hạn và quản lý vốn lưu động, luồng tiền vào ra v.v. trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tổng Công ty.

Khẩn trương xây dựng và quản lý danh mục đầu tư của Tổng Công ty cả trong và ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty, trên cơ sở đó có những phân tích và quyết định đầu tư hợp lý. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án và thị trường kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhanh.

Rà soát và điều chỉnh hợp lý các định mức tiên tiến. Tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai các dự án về áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin trong quản lý tài chính và quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp (ERP). Hoàn thiện cơ chế thanh toán, quy trình luân chuyển tiền - hàng, tổ chức thanh toán với bạn hàng, xuất - nhập khẩu v.v. trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu phân tích về năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w