Mối quan hệ chung giữa các đơn vị trong Tổng Côngty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu phân tích về năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 97)

II. Tình hình tài chính

Tổng Côngty HANDICO

3.3.1.7. Mối quan hệ chung giữa các đơn vị trong Tổng Côngty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nộ

công ty tự nguyện tham gia liên kết.

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và ở nước ngoài có thể tự nguyện tham gia liên kết với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là công ty tự nguyện liên kết). Công ty tự nguyện liên kết không có cổ phần, vốn góp của Tổng Công ty HANDICO, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.

Công ty tự nguyện liên kết chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Tổng Công ty HANDICO và các doanh nghiệp thành viên của HANDICO theo thỏa thuận liên kết;

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội quan hệ với công ty tự nguyện liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội quyết định việc cử người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của Tổng Công ty đối với các công ty tự nguyện liên kết.

3.3.1.7. Mối quan hệ chung giữa các đơn vị trong Tổng Công ty Đầu tư vàPhát triển nhà Hà Nội Phát triển nhà Hà Nội

Công ty Mẹ - Tổng Công ty, các đơn vị phụ thuộc, các công ty con, các công ty liên kết, công ty tự nguyện liên kết thực hiện quan hệ phối hợp chung thông qua Quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận của công ty mẹ Tổng Công Công ty HANDICO và các doanh nghiệp tham gia Tổng Công ty.

Công ty mẹ - Tổng Công ty làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung sau đây:

- Đối với công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh: Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và năng lực của các đơn vị trong Tổng Công ty, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, các phòng ban liên quan của Tổng Công ty làm việc với lãnh đạo các đơn vị về: (1) định hướng phân công lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh, địa bàn đầu tư, thông báo các chỉ tiêu hướng dẫn: giá trị tổng sản lượng, doanh thu,

tổng mức đầu tư, diện tích sàn nhà ở bàn giao, đơn giá tiền lương, thu nhập của người lao động ... để các đơn vị xây dựng kế hoạch và cùng công ty mẹ - Tổng Công ty xây dựng kế hoạch phối hợp kinh doanh;

Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị Tổng Công ty thông qua kế hoạch phối hợp kinh doanh, trên cơ sở đó Tổng Giám đốc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận với các đơn vị để tổ chức thực hiện.

- Điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh: Tổng giám đốc Tổng Công ty điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kiểm tra, chỉ đạo các Phó Tổng giám đôc điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh của mỗi khối kinh doanh; Các đơn vị tham gia thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh có nghĩa vụ chấp hành sự điều hành của Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và người được Tổng giám đốc ủy quyền trong việc điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh.

- Đối với công tác tài chính, kế toán, thống kê thì công ty mẹ - Tổng Công ty làm đầu mối tổng hợp các báo cáo kế toán, tài chính và báo cáo thống kê chung theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Công ty mẹ - Tổng công ty có thể thu xếp hoặc bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của các doanh nghiệp và theo quy định tại điều lệ và pháp luật có liên quan. Công ty mẹ - Tổng Công ty phải làm đầu mối để hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ chung của toàn Tổng Công ty; Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản;

- Đối với công tác lao động, tiền lương, an toàn lao động, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công ty mẹ là đầu mối (1) Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, tiền lương, đào tạo, y tế; (2) Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động, trình hội đồng quản trị công ty mẹ phê duyệt; (3) Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; (4) Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp; (5) Tổng hợp báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. (6) Hướng dẫn sử dụng tên, thương hiệu chung của HANDICO một cách thống nhất.

- Đối với công tác thi đua, khen thưởng, văn hóa, thể thao và công tác xã hội công ty mẹ làm đầu mối quản lý như (1) Xây dựng và phát động phong trào thi đua, văn hóa, thể thao và công tác xã hội chung; (2) Phát hiện để khen thưởng hoặc đề

nghị cấp trên tặng thưởng; Tổng hợp báo cáo công tác thi đua khen thưởng;

- Đối với công tác hành chính, đối ngoại của Tổng Công ty, công ty mẹ - Tổng Công ty HANDICO làm đầu mối (1) Tiếp nhận các văn bản pháp quy của Nhà Nước, sao gửi các văn bản đó cùng các văn bản quản lý của Tổng Công ty cho các đơn vị thành viên; (2)Giải quyết hoặc ủy quyền giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ, người lao động trong Tổng Công ty ra nước ngoài công tác học tập; (3) Tiếp nhận các đoàn khách nước ngoài đến làm việc theo mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của Tổng Công ty; (4) Triển khai thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu phân tích về năng lực cạnh tranh của tổng công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội (Trang 97)