Khả năng đấu thầu của mặt hàng gạo Việt Nam

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

2.4 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.4.6 Khả năng đấu thầu của mặt hàng gạo Việt Nam

Có thể nói Việt Nam là một trong các nƣớc trồng lúa có sức cạnh tranh và có hiệu quả trên thị trƣờng thế giới. Trƣớc đây, Việt Nam tuy có năng suất lúa gạo cao so với thế giới nhƣng chất lƣợng gạo thì lại thấp hơn hẳn so với Mỹ và Thái Lan. Ðiều này đƣợc phản ánh ở giá gạo thấp hơn. Tuy nhiên những năm gần đây, khoảng cách với giá gạo Thái Lan đƣợc thu hẹp lại cho thấy những tiến bộ về mặt chất lƣợng của gạo Việt Nam. Điều này cũng thể hiện ở khả năng trúng thầu các

hợp đồng ngoại của gạo Việt Nam.

Năm 2007, Việt Nam trúng thầu xuất khẩu tổng cộng 60.050 tấn gạo sang Nhật Bản. Trong đó có 2 lần liên tiếp Việt Nam trúng thầu 14.000 tấn gạo (tổng cộng là 28.000 tấn) với giá trúng thầu cao. Giá gạo trung bình của đợt thầu này là 63.433 Yên/ tấn (tƣơng đƣơng với 528,6 USD/ tấn). Sau đó, Việt Nam tiếp tục trúng gói thầu xuất khẩu 17.050 tấn gạo với giá trung bình 52.884 Yên/ tấn (tƣơng đƣơng với 459,16 USD/ tấn) và gói thầu 21.000 tấn gạo tẻ hạt dài vào thị trƣờng Nhật Bản. Theo các chuyên gia nhận định, chất lƣợng gạo của Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao đồng thời có giá cả phù hợp với những yêu cầu và quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của 1 thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản. Việt Nam là 1 trong 3 nƣớc (cùng với Hoa Kỳ và Thái Lan) đã trúng thầu cung cấp gạo sang thị trƣờng Nhật Bản năm 2007.

Cũng trong năm 2007, trong tổng số 200.000 tấn gạo 5% tấm đƣợc gọi thầu tại Irag, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 50.000 tấn gạo cho thị trƣờng này với giá cao.

Tháng 11 năm 2009, Việt Nam trúng gói thầu cung cấp 150.000 tấn gạo sang Philippines với giá 480 USD/ tấn, giao hàng từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010. Đến tháng 12, Việt Nam tiếp tục trúng 3 gói thầu lần lƣợt là 300.000 tấn, 600.000 tấn và 586.554 tấn gạo với giá 650 USD/ tấn, 665 USD/ tấn và 664,9 USD/ tấn sang thị trƣờng nƣớc này. Nhƣ vậy, trong tháng 12 năm 2009 Việt Nam đã 3 lần trúng thầu xuất khẩu gạo cho Philippines với tổng sản lƣợng hơn 1 triệu tấn, thời gian giao hàng từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2010.

Trong phiên dự thầu ngày 28 tháng 2 năm 2010, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 90.000 tấn gạo cao cấp (5% tấm) vào thị trƣờng Iraq. Từ nay đến tháng 5/2010, Việt Nam sẽ xuất khẩu vào thị trƣờng Iraq 150.000 tấn gạo cao cấp, góp phần quan trọng cho việc tiêu thụ lúa hàng hóa vụ Đơng Xn năm nay với giá cả có lợi nhất cho nông dân.

2.4.7 Thƣơng hiệu mặt hàng gạo của Việt Nam

Khác với các sản phẩm thông thƣờng, thƣơng hiệu gạo đƣợc xây dựng là một dự án mang tính quy mơ và chun nghiệp cao. Thƣơng hiệu gạo đƣợc xây dựng sẽ có tác động đến cả một vùng trồng lúa và ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời nông dân ở đây. Điều đó địi hỏi hạt gạo khi mang thƣơng hiệu phải thể hiện đƣợc hình ảnh gần gũi, sự thiện cảm và nét đẹp văn hóa truyền thống của bà con nơng dân nơi đây.

Chất lƣợng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một thƣơng hiệu. Ngày nay khi mức sống của ngƣời dân tăng lên thì yếu tố chất lƣợng ngày càng đƣợc chú trọng. Để nâng cao chất lƣợng hạt gạo cho tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ cho xuất khẩu, cần đào tạo tay nghề nông dân, cải tiến công nghệ giống.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có đƣợc một số thƣơng hiệu gạo xây dựng thành công nhƣ:

Tám xoan Hải Hậu: lúa Tám và gạo Tám xoan từ lâu đã nổi tiếng cả nƣớc.

Mục đích xây dựng thƣơng hiệu này là khôi phục, bảo tồn sản xuất lúa Tám xoan truyền thống trên cơ sở xây dựng sản phẩm có tên gọi xuất xứ. Ngồi ra cịn góp phần hình thành một hình thức tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp: tổ chức nông dân sản xuất, kinh doanh gạo Tám xoan.

Gạo Sohafarm (Nông trường Sông Hậu, Cần Thơ): đây là sản phẩm chủ lực của nông trƣờng Sông Hậu. Việc xây dựng thƣơng hiệu gạo Sohafarm có mục tiêu là giúp sản phẩm có khả năng ổn định chất lƣợng và cung ứng sản phẩm rộng lớn khơng chỉ cho thị trƣờng trong nƣớc mà cịn xuất khẩu.

Tuy nhiên dù là nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới nhƣng hầu hết sản phẩm gạo của chúng ta không mang thƣơng hiệu Việt Nam do chúng ta phải xuất khẩu thông qua các trung gian thƣơng mại và các nhà phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngồi. Điều đó làm cho giá xuất khẩu gạo thấp hơn nhiều so với giá bán chính thức tại thị trƣờng nƣớc ngồi, hơn nữa ngƣời tiêu dùng lại khơng hề biết

chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần phải chủ động hội nhập thông qua việc tự khẳng định mình và thƣơng hiệu của mình bằng một chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu hợp lý trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)