Giải pháp về luật pháp và chính sách

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

3.5 Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo

3.5.1.2 Giải pháp về luật pháp và chính sách

Để hƣớng tới một ngành gạo xuất khẩu đồng bộ, ổn định trong tƣơng lai gần, nhà nƣớc Việt Nam cần có một hệ thống luật pháp với các quy định đƣợc ban hành cụ thể rõ ràng tạo một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh với khả năng cạnh tranh cao của mặt hàng. Cụ thể là:

Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhƣ xin giấy phép xuất khẩu, các thủ tục hải quan, thuế... nhằm tránh phiền hà sách nhiễu, tạo sự thơng thống trong hoạt động và các bƣớc đi của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian, chi phí khơng cần thiết và các hiện tƣợng tiêu cực khác.

Cần quy định rõ chức năng, quyền hạn của cán bộ quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, nâng cao chất lƣợng làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc, đồng thời

đẩy mạnh cơng tác trau dồi trình độ chun mơn và ngoại ngữ cho cán bộ cơng chức hành chính Nhà nƣớc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng nhƣ đạo đức và trách nhiệm trong cơng việc.

Cần hồn thiện luật Thuế nhằm đảm bảo bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế. Các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trƣờng đều phải tuân thủ, tránh trốn thuế và đầu cơ gây ra các cơn sốt lƣơng thực trên thị trƣờng.

Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần phải nhất qn các chính sách kuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất và xuất khẩu gạo. Bởi đây là một trong những chính sách có tác dụng khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó có lúa gạo. Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo cần có nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, khả năng thích ứng linh hoạt với thị trƣờng gạo thế giới. Điều quan trọng để công tác xuất khẩu gạo đi vào nền nếp là khâu quản lý nhà nƣớc theo luật pháp trong hoạt động này: dù doanh nghiệp nhà nƣớc hay tƣ nhân, đều phải kinh doanh theo đúng pháp luật quy định.

Ngồi ra, cũng cần có những chính sách ƣu đãi về tín dụng, bảo trợ sản xuất. Phần lớn những ngƣời trồng lúa xuất khẩu ở nƣớc ta thuộc tầng lớp nghèo của xã hội. Những hộ gia đình xếp loại trung bình của nơng thơn đời sống cũng rất khó khăn nên thƣờng xuyên thiếu vốn cho sản xuất. Trong điều kiện hiện nay, để có sản phẩm lúa gạo xuất khẩu trong quá trình trồng trọt chế biến nhiều khi phải tuân thủ quy trình kỹ thuật ngặt nghèo và tốn kém, đặc biệt là các loại lúa đặc sản chất lƣợng cao. Trong tình hình đó cần có sự hỗ trợ về vốn cho nơng dân.

Hiện nay với sự ổn định của nền kinh tế, các ngân hàng cần tăng cƣờng vốn cho nơng dân vay, dƣới hình thức ngắn hạn hay dài hạn, có nhƣ vậy các hộ gia đình mới có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các địa phƣơng nên hỗ trợ lãi suất ngân hàng để nông dân sản xuất nhỏ vay vốn, nhằm sửa chữa hoặc xây mới sân phơi, mua sắm máy móc thiết bị nông nghiệp….

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)