3.4.1 Mục tiêu chủ yếu
Đẩy mạnh xuất khẩu gạo, đặc biệt là xuất khẩu gạo chất lƣợng cao một cách hiệu quả trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia bền vững và có lãi cho ngƣời sản xuất và ngƣời xuất khẩu.
Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, đồng thời phải xây dựng đƣợc một hệ thống phân phối trên thị trƣờng quốc tế. Cùng với việc thúc đẩy mở rộng thị trƣờng là chú trọng chất lƣợng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế.
3.4.2 Định hƣớng
Xuất phát từ những mục tiêu trên, chúng ta cần lƣu ý thúc đẩy xuất khẩu gạo theo các định hƣớng cơ bản sau đây:
Tăng cƣờng thâm canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện, trong đó tập trung vào định hƣớng có tính chiến lƣợc lâu
dài là thâm canh tăng năng suất lúa. Định hƣớng này cho phép chúng ta bảo đảm mục tiêu lớn nhất là an ninh lƣơng thực quốc gia, sau đó là dƣ gạo để xuất khẩu. Bên cạnh đó có thể chuyển đổi các loại lúa canh tác trong thời vụ hiệu quả nhằm đem lại năng suất cao nhất, góp phần tăng sản lƣợng gạo phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu.
Đa dạng hoá trong sản xuất lúa gạo bao gồm chủng loại gạo, phẩm chất các giống lúa gạo và ngƣời sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu. Theo định hƣớng này thì đa dạng hố phải căn cứ vào nhu cầu của thị trƣờng trên cơ sở nhu cầu và biến động của thị trƣờng quốc tế để sản xuất ra những sản phẩm thích hợp. Cụ thể là chủng loại gạo bao gồm gạo thƣờng, gạo đặc sản, gạo cao cấp; phẩm cấp các loại gạo đƣợc cung cấp phong phú với cùng một mặt hàng lúa gạo; nguồn sản xuất đƣợc định hƣớng theo quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất và sản lƣợng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lƣợng gạo xuất khẩu đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái. Yêu cầu bảo vệ môi trƣờng sinh thái khi áp dụng khoa học kỹ thuật là hồn tồn cần thiết vì nếu khơng tính đến yếu tố này sẽ rất dễ gây nên tình trạng ứng dụng không hợp lý các thành tựu công nghệ hiện đại, tăng cao năng suất lúa nhƣng phá hoại môi trƣờng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của con ngƣời, nhất là trong tƣơng lai.
Đa phƣơng hóa thị trƣờng tiêu thụ gạo, xác định và có sự ƣu tiên đối với thị trƣờng xuất khẩu gạo mang tính chiến lƣợc, lâu dài bằng ổn định số lƣợng và nâng cao chất lƣợng hàng hố.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu để có thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mọi quy mô của khách hàng.