Các giải pháp về đầu tƣ

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 94 - 97)

3.5 Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo

3.5.1.3 Các giải pháp về đầu tƣ

Cũng nhƣ tất cả các ngành nghề khác trong nền kinh tế, ngành sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam muốn phát triển cần có chính sách đầu tƣ thoả mãn, hợp lý. Hơn nữa, gạo là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, vì vậy cần đƣợc đầu tƣ xứng đáng với vị trí chiến lƣợc của nó trong nền kinh tế hiện nay của đất nƣớc ta. Để tăng cƣờng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo trong những năm tới, nhà nƣớc cần tập trung đầu tƣ trong các lĩnh vực sau:

 Đầu tƣ cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất

Đây là điều kiện tiên quyết để sản xuất có hiệu quả. Hệ thống này cần phải đƣợc trang bị hiện đại, đồng bộ, phù hợp với môi trƣờng, đảm bảo cho sức cạnh tranh của lúa gạo. Cơ sở hạ tầng cần đƣợc chú trọng nhất ở các khâu sản xuất, chế biến bằng việc lắp đặt, sử dụng các máy móc mới, cơng suất cao, cải tiến hệ thống điện nƣớc, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chất lƣợng gạo.

Ngoài ra cần xây dựng, tu bổ, cải tạo các cơng trình thủy lợi, bê tơng hóa hệ thống kênh mƣơng, đảm bảo chủ động tƣới cho 90% diện tích lúa; đầu tƣ cho công nghệ sau thu hoạch phơi sấy, xay xát, đánh bóng, kho tàng bảo quản để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch.

 Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất lúa gạo

Phát triển nguồn nhân lực là một giải pháp quan trọng giúp thúc đẩy xuất khẩu gạo, bởi khi nhân lực đƣợc khai thác, sử dụng đầy đủ và hợp lý, khi chất lƣợng của nguồn nhân lực cao hơn, sẽ nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm. Nhờ đó mà thúc đẩy xuất khẩu gạo cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

Các nhà khoa học, kỹ sƣ nông nghiệp và nông dân trực tiếp sản xuất chính là những ngƣời quyết định sự phát triển ngành lúa gạo của nƣớc ta nên cần có chính sách đầu tƣ đội ngũ này một cách hợp lý về cả chất lƣợng và số lƣợng. Nhà nƣớc cũng cần hỗ trợ giáo dục đào tạo trong ngành nơng nghiệp để có đƣợc những cán bộ có trình độ, tâm huyết với nghề, đem kiến thức của mình vận dụng vào nghiên cứu khoa học; cung cấp thƣờng xuyên cho họ những sách báo, tạp chí khoa học,

những thông tin cập nhật về các thành tựu khoa học mới ở trong và ngoài nƣớc; tạo điều kiện cho họ nâng cao kiến thức, tiếp cận với nền sản xuất lúa gạo của các nƣớc có kỹ thuật tiên tiến. Thêm vào đó cần có chính sách khuyến khích tập trung những cán bộ trình độ cao này đến các vùng chuyên canh cao, các vùng sản xuất quy mô lớn.

Với ngƣời nông dân, cần chuyển giao đến từng hộ những thông tin về kỹ thuật, kinh tế, tạo điều kiện cho họ học hỏi, nâng cao dân trí. Ngồi ra, nhà nƣớc cũng cần mở các chƣơng trình học tập, huấn luyện thiết thực, qua các chƣơng trình phổ biến kiến thức khoa học công nghệ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho nông dân và công nhân nông nghiệp. Các cấp huyện, xã cần tổ chức giới thiệu giơng lúa mới, cách gieo cấy, chăm sóc có hiệu quả, tránh tình trạng chỉ áp dụng kinh nghiệm lâu năm trong nghề trồng lúa mà coi nhẹ những ứng dụng khoa học công nghệ mới.

 Đầu tƣ vào nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ

Cũng nhƣ tất cả các ngành khác, trong sản xuất lúa gạo, khoa học công nghệ là lĩnh vực cần ƣu tiên đầu tƣ để trở thành động lực mới cho sự phát triển, trong đó cần đầu tƣ cho việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học gắn với nghiên cứu chuyển giao để giúp nông dân tiếp cận và sử dụng đƣợc những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại về giống, phân bón, thuốc trừ sâu… nhằm có đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng cao, nâng cao sức cạnh tranh với các loại gạo của Thái Lan, Hoa Kỳ... trên thị trƣờng thế giới.

Những khó khăn về vấn đề kinh phí cho nghiên cứu khoa học cần phải đƣợc khắc phục, tránh nguy cơ tụt hậu quá xa so với các nƣớc khác. Nhà nƣớc cần phát huy vai trò chỉ đạo của các cơ sở nghiên cứu chính là các viện, các trƣờng đại học, đồng thời huy động mọi lực lƣợng khác tham gia nghiên cứu trong đó có các doanh nghiệp, nơng trƣờng... Mặt khác, nhà nƣớc cần khuyến khích đầu tƣ xây dựng các hệ thống trang trại nghiên cứu - thực nghiệm triển khai về giống, thuỷ

nông, bảo vệ thực vật, cải tạo đất ở các khu vực sản xuất.

Đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế đấu thầu công khai và cho phép mọi đối tƣợng đều đƣợc tham gia vào hoạt động nghiên cứu để khai thác tối đa và có hiệu quả các cơ sở khoa học, thu hút mọi nguồn lực của các nhà khoa học vào việc nghiên cứu và triển khai, ứng dụng cho từng khâu canh tác cụ thể.

Ngoài ra nhà nƣớc cần khuyến khích chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học công nghệ để tranh thủ những tiến bộ kĩ thuật mới và hiện đại của các nƣớc và các tổ chức trên thế giới.

 Đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu gạo

Gạo đƣợc thu mua và xuất sang nƣớc ngoài qua các cảng khẩu. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu ở nƣớc ta còn rất nhiều hạn chế. Gạo xuất khẩu thƣờng tập trung về các cảng lớn, nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập của rất nhiều loại hàng nên rất dễ dẫn đến sự ùn tắc. Vấn đề đặt ra là cần tạo sự thông suốt về vận tải, khâu cuối cùng của xuất khẩu gạo. Các cảng biển cần đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, cải tiến lại hệ thống kho bãi, phƣơng tiện bốc dỡ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển xuất khẩu gạo đúng thời gian và tiến độ. Song song với các cầu cảng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần ký kết hợp đồng với các cơ quan của bộ giao thông vận tải, bảo đảm đúng tiến độ vận chuyển từ nơi sản xuất, dự trữ và xuất khẩu.

Ngoài ra dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hải phục vụ xuất khẩu gạo cũng cần chú trọng phát triển. Hiện tại, giá gạo bán của ta cho các nhà nhập khẩu thƣờng là giá FOB, tạo cho chúng ta tâm lý an toàn khi xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra trên đƣờng vận chuyển. Tuy nhiên chúng ta không phát triển đƣợc đội hàng hải và bảo hiểm, giá lại cao so với CIF. Vì vậy cần đƣa ra giải pháp đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hải bằng cách liên doanh với các hãng bảo hiểm danh tiếng quốc tế để tạo tâm lý yên tâm, tín nhiệm với khách hàng, phát triển khả năng vận tải hàng hải. Có nhƣ thế thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt

Nam mới thu đƣợc lợi nhuận từ dịch vụ bảo hiểm, hàng hải đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho nhân công trong ngành trên.

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)