Giải pháp về phát triển thị trƣờng

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 102 - 106)

3.5 Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo

3.5.2.2 Giải pháp về phát triển thị trƣờng

Thị trƣờng là vấn đề vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt đối với những loại hàng hóa xuất khẩu. Cần phải khẳng định thị trƣờng quyết định sản xuất. Hoạt động thƣơng mại không chỉ nhằm tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất và cung ứng nhu cầu hàng hóa đầu vào cho sản xuất mà cịn có tác dụng chỉ đƣờng, định hƣớng sản xuất phát triển. Thƣơng mại chủ động liên kết với sản xuất và thâm nhập vào sản xuất, định hƣớng và thúc đẩy sản xuất phát triển; đồng thời mở rộng lƣu thông, đẩy mạnh tiêu thụ đầu ra để đẩy nhanh chu trình tái sản xuất.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc về xuất khẩu gạo nhƣ hiện nay và các năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trƣờng ngoài nƣớc. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trƣờng thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và chất lƣợng sản xuất trong nƣớc để giảm chi phí, mà cịn phải mở rộng và ổn định thị trƣờng theo hƣớng đa dạng hóa, đa phƣơng hóa, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cƣờng tiếp thị, đầu tƣ nghiên cứu và dự báo thị trƣờng…. Các giải pháp cụ thể nhƣ:

 Nghiên cứu thị trƣờng

Thị trƣờng là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Nghiên cứu thị trƣờng là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Công tác nghiên cứu thị trƣờng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đƣợc tổ chức tập trung, khách quan và khoa học bao gồm: hoàn thiện hệ thống thơng tin về tình hình mặt hàng gạo trên thế giới, tăng cƣờng hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp các thông tin về biến động thị trƣờng gạo thế giới, phát triển mạng lƣới cung cấp thông tin về thị trƣờng thế giới, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu thông qua hệ thống các thƣơng vụ của Việt Nam ở nƣớc ngồi. Từ đó, các doanh nghiệp có thể hiểu biết về các đặc tính, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của các khu vực thị trƣờng đồng thời cho phép đánh giá tiềm năng và quy mơ thị trƣờng. Có nhƣ vậy các doanh nghiệp xuất khẩu

mới thực hiện xâm nhập và thích ứng với thị trƣờng, tạo thế cạnh tranh để mở rộng thị phần của mình.

Ngồi ra, các doanh nghiệp cần hình thành các phịng, ban chun trách cho việc khai thác thông tin về xuất khẩu gạo, cung cấp thông tin về giá cả thị trƣờng, tình hình hoạt động của các thành viên trong và ngồi nƣớc, phổ biến kịp thời các chính sách mới của nhà nƣớc cho các doanh nghiệp mình. Hệ thống thơng tin phải thật chính xác, cập nhật để có những phản ứng linh hoạt trƣớc những biến động của thị trƣờng.

Xây dựng thị trƣờng xuất khẩu gạo là một địi hỏi mang tính cấp thiết và chiến lƣợc. Các doanh nghiệp thông qua những lần xuất khẩu cần tạo lập và đặt mối quan hệ thƣơng mại với các đối tác nƣớc ngồi có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hợp đồng xuất khẩu gạo hoặc các bản thoả thuận phối hợp, hợp tác với doanh nghiệp nƣớc bạn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mình hoạt động đồng thời có thể hỗ trợ cho việc tìm kiếm thị trƣờng bên ngồi. Trong q trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng uy tín thƣơng mại quốc tế đối với các bạn hàng, từng bƣớc tạo thói quen ƣa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trƣờng.

 Lựa chọn các thị trƣờng mục tiêu

Việc lựa chọn các thị trƣờng mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trƣờng xuất khẩu gạo theo thứ tự ƣu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tƣ vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tƣơng lai.

Những năm sắp tới, các doanh nghiệp cần tập trung xuất khẩu gạo vào những thị trƣờng tiêu biểu sau:

Thứ nhất là thị trƣờng gạo phẩm cấp thấp. Đây là thị trƣờng tập trung những nƣớc nghèo tiêu thụ gạo chất lƣợng thấp và trung bình.

Malaysia.... Đây là một thị trƣờng quan trọng cần hƣớng tới. Về cơ bản giữa nƣớc ta và các nƣớc ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu tƣơng tự nhƣ nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần khai thác những ƣu thế và giá nhân công rẻ so với nhiều nƣớc trong khu vực địa lý để tăng mức xuất khẩu vào thị trƣờng này đặc biệt là các mặt hàng nông sản nhƣ gạo. Mặc dù các doanh nghiệp có gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan về gạo nhƣng hạt gạo Việt Nam vẫn có chỗ đứng tại các nƣớc Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia; trong đó Philippines liên tục nhiều năm liền là bạn hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Thị trƣờng không ổn định là những thị trƣờng nhập gạo của Việt Nam với số lƣợng không đồng đều, cụ thể là thị trƣờng châu Phi. Các quốc gia châu Phi rất có triển vọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nhƣng cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực này thƣờng có những bất ổn định về chính trị, khó có khả năng thanh tốn nên lƣợng gạo nhập từ Việt Nam dù nhiều nhƣng không ổn định. Tuy nhiên khu vực này vẫn là thị trƣờng đầy tiềm năng đối với Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tập trung khai thác trong những năm tới.

Ngoài ra, một thị trƣờng tiềm năng khác cần khai thác là Trung Quốc. Là quốc gia đông dân nhất thế giới với hơn 1,3 tỷ dân, nhu cầu tiêu thụ gạo lớn, Trung Quốc hứa hẹn là nƣớc nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhƣng chủ yếu là nhập khẩu qua đƣờng tiểu ngạch. Đối với thị trƣờng này địi hỏi nhà nƣớc phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu: thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thƣơng mại ở các cấp độ khác nhau (cấp Trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp huyện), bảo đảm quan hệ ngoại thƣơng lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất.

Thứ hai là thị trƣờng gạo phẩm cấp cao bao gồm các nƣớc nhập khẩu gạo chất lƣợng cao từ Việt Nam: thị trƣờng EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Đông.

Hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trƣờng EU chƣa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Tuy nhiên trong tƣơng lai,

khi chúng ta nâng cao đƣợc chất lƣợng gạo thì đây là một thị trƣờng rất có tiềm năng. Các chuẩn mực kinh doanh của EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự năng động, đảm bảo chất lƣợng gạo và giữ chữ tín trong giao dịch, buôn bán, từng bƣớc xuất khẩu trực tiếp gạo Việt Nam vào khu vực này.

Là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhƣng Hoa Kỳ cũng có nhu cầu nhập khẩu. Năm 2001, hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam- Hoa Kỳ đƣợc ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hƣởng quy chế tối huệ quốc của Hoa Kỳ nên gạo của ta có thể tiếp cận và xâm nhập vào thị trƣờng này dễ dàng hơn. Trong tƣơng lai, chúng ta cần mở rộng quan hệ để có mức xuất khẩu gạo ổn định vào thị trƣờng Hoa Kỳ nói riêng cũng nhƣ các nƣớc châu Mỹ nói chung.

Nhật Bản là nƣớc tiêu thụ gạo đòi hỏi chất lƣợng cao. Do vậy, các doanh nghiệp của ta cần nắm bắt xu thế này để đầu tƣ trang thiết bị nâng cao chất lƣợng sản phẩm mới có thể có chỗ đứng trên thị trƣờng.

Những nƣớc tại thị trƣờng Trung Đông nhập khẩu gạo chất lƣợng cao của Việt Nam thƣờng là những nƣớc giàu có trên thế giới, có khả năng thanh tốn cao cũng nhƣ ở những vị trí thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế. Do chƣa hiểu biết nhiều về bạn hàng và thị trƣờng ở khu vực này nên kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nƣớc này không đáng kể. Bƣớc đầu gạo Việt Nam đã có chỗ đứng và đƣợc ƣa dùng tại Iran, Irag, Ả Rập Saudi.... Trong tƣơng lai, khu vực này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Nhìn chung, gạo chất lƣợng thấp của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao tại thị trƣờng châu Á và châu Phi rộng lớn, vì thế cần khai thác những thị trƣờng này ỏ mức độ tối đa. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tƣ vào sản xuất nâng cao chất lƣợng gạo nhằm đƣa mặt hàng này xâm nhập thị trƣờng các nƣớc tiêu thụ gạo phẩm cấp cao. Do vậy, chúng ta cần phải kết hợp giữa việc giữ vững các thị phần đã xuất khẩu, chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu gạo cao cấp và đặc sản để đi vào thị trƣờng cao cấp, thu đƣợc giá trị xuất

khẩu cao hơn.

Nhƣ vậy, thị trƣờng xuất khẩu gạo còn rộng mở, khả năng tham gia vào thị trƣờng gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm tới, các doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo sao cho có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)