Đánh giá về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

2.6.1 Những thành tựu đạt đƣợc và nguyên nhân

Thành tựu đạt được

Thời gian qua, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận với sự nỗ lực của cả chính phủ và các doanh

nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo.

Hạt gạo của Việt Nam không những tăng nhanh về sản lƣợng mà còn nâng cao đƣợc chất lƣợng. Năm 1989, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn gạo, thu về 290 triệu USD nhƣng đến năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 6 triệu tấn gạo, với trị giá gần 2,5 tỷ USD.

Với biện pháp hỗ trợ vốn từ phía chính phủ, ngƣời nơng dân sản xuất lúa đã có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, mua thêm nhiều giống lúa năng suất, chất lƣợng cao, sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vừa đảm bảo tốt cho cây trồng vừa đảm bảo an toàn vệ sinh môi trƣờng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo cũng đƣợc tạo điều kiện về vốn nhằm đổi mới công nghệ, nghiên cứu thị trƣờng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm,… đáp ứng một cách hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.

Chính phủ và các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Nhiều hội chợ, triển lãm cung cấp thông tin về doanh nghiệp Việt Nam sản phẩm diễn ra cả trong và ngoài nƣớc, thu hút nhiều đối tác và khách hàng nƣớc ngồi đến tham quan. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội giao lƣu, mở rộng các mối quan hệ thƣơng mại, tiếp cận với khách hàng,…

Công nghệ chế biến gạo xuất khẩu ngày càng đƣợc cải tiến theo hƣớng hiện đại và phù hợp với trình độ sản xuất, an tồn vệ sinh mơi trƣờng trong nƣớc. Chất lƣợng hạt gạo Việt Nam đƣợc nâng cao một cách rõ rệt, có thể đáp ứng những địi hỏi khắt khe từ những thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Singapore,…

Thủ tục hành chính đƣợc cải thiện một cách đáng kể, giảm thiểu chi phí và thời gian cho ngƣời dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Ngun nhân

Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp hỗ trợ về vốn bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn, bảo lãnh vay vốn, giảm lãi suất đối với các khoản tín dụng cho vay nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay của ngƣời nông dân

hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo.

Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức đƣợc một cách đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thƣơng mại mặt hàng gạo, bởi đây là hoạt động tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp cận với thị trƣờng xuất khẩu, thị hiếu ngƣời tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh; nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiếp thị xuất khẩu; tuyên truyền cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam.

Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng và cải tiến công nghệ trong trồng trọt, sản xuất, chế biến và bảo quản gạo; đặc biệt trong các vấn đề về giống, quy trình chăm sóc, thu hái, cơng nghệ sau thu hoạch nhằm tăng sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng gạo xuất khẩu.

2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Tuy chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ vốn nhƣng vẫn cịn những trƣờng hợp ngƣời nơng dân và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chƣa tiếp cận đƣợc với nguồn vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc họ chƣa có điều kiện đầu tƣ, mua các loại giống lúa năng suất, chất lƣợng cao cũng nhƣ đổi mới trang thiết bị sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu.

Công tác xúc tiến thƣơng mại mới chỉ giới hạn ở hoạt động trực tiếp thúc đẩy bán hàng. Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại chỉ mới tập trung chủ yếu vào các hoạt động: hội chợ triển lãm, khảo sát thị trƣờng nƣớc ngồi.... Cịn các hoạt động khác nhƣ quảng bá thƣơng hiệu gạo, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến gạo,... chƣa đƣợc quan tâm nhiều.

Công nghệ sản xuất và chế biến gạo ở nƣớc ta hiện nay còn lạc hậu và tồn tại nhiều yếu kém. Hệ thống chế biến lúa gạo xuất khẩu tuy đƣợc cải tạo, nâng

cấp nhƣng mức hoạt động còn thấp, chất lƣợng chế biến chƣa cao. Chỉ có các nhà máy thuộc Tổng công ty lƣơng thực và công ty lƣơng thực ở các tỉnh đƣợc trang bị máy móc tốt, các cơng đoạn đƣợc thực hiện hoàn chỉnh từ đầu đến cuối; còn phần lớn các nhà máy của cơ sở chế biến gạo tƣ nhân vẫn cịn sử dụng cơng nghệ cũ, nhiều giai đoạn vẫn dùng lao động thủ công.

Nguyên nhân

Khi thẩm định khoản vay cho các doanh nghiệp, các ngân hàng ngồi địi hỏi tài sản thế chấp, cịn địi hỏi báo cáo tài chính doanh nghiệp năm trƣớc phải tốt, kế hoạch kinh doanh mới phải có tính khả thi và chắc chắn. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp năm trƣớc kinh doanh chƣa có hiệu quả, cần vốn để mở rộng sản xuất, đầu tƣ đổi mới trang thiết bị gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn. Bên cạnh đó, nếu gói hỗ trợ của chính phủ khơng đƣợc quản lý chặt chẽ sẽ dẫn tới việc nhân viên các ngân hàng gây khó khăn cho khách hàng khi xét duyệt cho vay.

Mức chi cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại mặt hàng gạo cịn ít, chƣa thỏa đáng với mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Nhiều doanh nghiệp chƣa tiếp cận đƣợc với nguồn thông tin về thị trƣờng xuất khẩu, đối tác; nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng nƣớc ngồi nên gặp khơng ít trở ngại trong việc thâm nhập thị trƣờng và cạnh tranh với gạo của các nƣớc khác.

Trình độ canh tác của ngƣời nơng dân và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo còn chƣa cao. Vấn đề này địi hỏi chính phủ và các doanh nghiệp cần có biện pháp đào tạo và đào tạo lại cho ngƣời nông dân, các cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp một cách thƣờng xuyên, có hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của hoạt động xuất nhập khẩu.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu THÚC đẩy XUẤT KHẨU mặt HÀNG gạo của VIỆT NAM đến năm 2020 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)