Các chỉ tiêu định lượng (tiếp cận từ góc độ ngân hàng)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 30 - 33)

V Sự hữu hình (tangibles)

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng (tiếp cận từ góc độ ngân hàng)

Dựa trên quan điểm chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại là việc tăng cả chỉ tiêu chất lượng và số lượng của chính bản thân ngân hàng, luận văn đưa ra hai nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá phát triển hoạt động cho vay, bao gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mơ và nhóm chỉ tiêu chất lượng.

Nhóm chỉ tiêu quy mơ cho vay khách hàng cá nhân bao gồm tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân và mức độ tăng trưởng dư nợ…

Nhóm chỉ tiêu chất lượng bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến an toàn và các chỉ tiêu liên quan đến sinh lời.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mơ

Xuất phát từ quan điểm của tác giả về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, trong đó cho rằng phải đảm bảo tính chất quy mơ cũng như tăng trưởng của khoản vay nên đây là một trong những nhóm chỉ tiêu cần nghiên cứu.

- Chỉ tiêu về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay KHCN là tổng lượng tiền mà một NHTM đã cho KHCN vay tính tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mơ cho vay đồng thời phản ánh uy tín của Ngân hàng. Nếu dư nợ cho vay đối với KHCN cao thể hiện việc Ngân hàng có uy tín, dịch vụ cho khách hàng đa dạng và phong phú. Số lượng các sản phẩm cho vay KHCN của một NHTM càng nhiều, càng đa dạng, phong phú thì ngân hàng sẽ càng có cơ hội thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, qua đó mở rộng quy mơ hoạt động cho vay đối với KHCN. Trong mơi trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư, nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm cho vay đa dạng, với nhiều đặc tính và tiện ích khác nhau, hướng tới những đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Đây cũng là một lợi thế cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện Ngân hàng khơng có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay đối với KHCN còn chưa tốt.

Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với KHCN cao chính là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với KHCN cho biết một phần về chất lượng hoạt động này. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay vốn càng cao.

- Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN = ( – 1) × 100% Trong đó: là dư nợ cho vay năm nay

là dư nợ cho vay năm trước

Chỉ tiêu này cho ta biết dư nợ cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ này > 0, chứng tỏ hoạt động của ngân hàng cho KHCN vay đã tăng lên qua các năm. Mức tăng trưởng dư nợ cao chứng tỏ Ngân hàng phục vụ được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng; chất lượng cho vay của Ngân hàng cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ này ≤ 0, thì hoạt động này của ngân hàng là khơng tăng trưởng, thậm chí là có chiều hướng giảm, chứng tỏ chất lượng cho vay của Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức

b. Nhóm chỉ tiêu chất lượng

- Nhóm chỉ tiêu an tồn

Nhóm chỉ tiêu an toàn thường dùng để phản ánh nợ xấu, nợ có vấn đề và dự phịng rủi ro cho vay trong kỳ.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN =

Trong đó, tổng nợ xấu bằng tổng dư nợ của nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Theo xu hướng chung, tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng khơng được phép vượt q 3%, do đó tỷ lệ nợ xấu từ cho vay KHCN cũng không được vượt quá con số này. Nếu tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ hoạt động này của ngân hàng càng an tồn.

Nợ có vấn đề là những khoản nợ mà ngân hàng không thu đủ lãi hoặc gốc hoặc cả hai đúng hạn; hoặc những khoản nợ mà ngân hàng thấy có dấu hiệu khách hàng khơng chi trả được. Do đó, nợ có vấn đề bao gồm nợ xấu, nợ nhóm 2 và 1 phần nợ nhóm 1.

Tỷ lệ nợ có vấn đề cho vay KHCN =

Tỷ lệ trên càng cao càng cho thấy ngân hàng quản lý các khoản mục hoạt động cho vay KHCN khơng tốt, sẽ dẫn đến dự phịng cao, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ tăng dự phòng trong kỳ =

Tỷ lệ này phản ánh mức độ phải trích dự phịng rủi ro cho vay của ngân hàng. Nếu tỉ lệ cao hơn 0, chứng tỏ rằng ngân hàng đã mở rộng được hoạt động cho vay KHCN (do dư nợ cao hơn nên dự phòng chung thường cao hơn), song cũng hàm chứa trong đó nhiều rủi ro, do có thể nợ xấu tăng cao; đồng thời khoản phải

trích lập của kỳ này cũng sẽ lớn hơn 0 nên làm tăng chi phí của ngân hàng. Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 0, ngân hàng sẽ có được thêm 1 khoản hồn nhập dự phịng, làm cho ngân hàng có thêm 1 khoản mục trong doanh thu; song cũng có thể cho thấy dư nợ của ngân hàng ít đi.

- Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Nhóm chỉ tiêu này thường chỉ tính đến tăng trưởng doanh thu từ hoạt động cho vay KHCN mà khơng bao gồm tính tốn việc tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động thẻ cho vay do khơng thể bóc tách được các chi phí hợp lí hợp lệ của ngân hàng dùng cho hoạt động thẻ cho vay. Ngoài ra, chỉ tiêu tăng trưởng thu lãi trong kỳ cũng không thể hiện được nhiều hoạt động của ngân hàng do một số ngân hàng có thể theo đuổi chính sách tăng trưởng mạnh thu lãi mà khơng chú ý đến chi lãi, do vậy một số nhà nghiên cứu hay sử dụng chỉ tiêu NIM để đánh giá.

Tăng trưởng doanh thu KHCN - 1

Chỉ tiêu này nếu lớn hơn 0 cho thấy việc thu từ cho vay đạt được kết quả tốt và có thể mở rộng được. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 0 sẽ cho thấy ngân hàng có vấn đề trong phát triển.

Là hoạt động chiếm nhiều tỉ trọng nhất tại ngân hàng nên các ngân hàng thường tiến hành phân tích chênh lệch thu chi lãi để thấy được hoạt động này mang lại bao nhiêu giá trị cho chính mình, đặc biệt là tại các chi nhánh, chỉ tiêu này càng quan trọng do khó có thể bóc tách các chi phí phục vụ cho hoạt động cho vay, nên khó có thể tính tốn lợi nhuận từ cho vay trên tổng lợi nhuận. Do vậy, phân tích các chỉ tiêu này đóng vai trị cần thiết đối với các ngân hàng, và thường sử dụng các chỉ tiêu:

cho thấy đối với bình quân hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu lợi ích. Tỉ lệ này thường càng cao càng phù hợp đối với ngân hàng. Đối với tồn bộ một hệ thống thì chỉ tiêu này có thể tính được do biết được những thơng tin về thu lãi, tổng dư nợ hay nguồn vốn huy động, song việc này thường khó khăn đối với tính tốn tại các chi nhánh. Do đó, chỉ tiêu khác thường xem xét:

Về cơ bản, chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng tài sản dùng để thực hiện cho vay sẽ thu được bao nhiêu lợi ích. Cũng giống như chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy việc ngân hàng hoặc chi nhánh thực hiện càng tốt việc nâng cao chất lượng cho vay.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAYKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w