Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm tín chấp miền Bắc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 45 - 48)

V Sự hữu hình (tangibles)

MIỀN BẮC – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm tín chấp miền Bắc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện cơng tác bảo vệ, an ninh an tồn.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm tín chấp miền Bắc- Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Là một chi nhánh ngân hàng mạnh tại địa bản, các hoạt động của chi nhánh luôn được chú trọng cả về huy động vốn cũng như sử dụng vốn.

Về tình hình huy động vốn

Trong những năm gần đây thị trường huy động vốn thường xuyên có diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cạnh tranh trong cơng tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định. Năm 2018, trung tâm huy động được 2231,4 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2017 và đến năm 2019 thì tỷ lệ tăng trưởng này là 43% đạt 2945.5 tỷ đồng. Có thể nhận thấy sự tăng nhanh về cơng tác huy động vốn năm 2019 một phần ảnh hưởng không nhỏ bởi sự thay đổi một cách tích cực của ban lãnh đạo trung tâm. Tính đến 6 tháng đầu năm 2021, nguồn vốn huy động được của trung tâm là 1914.57 tỷ đồng. Trong số này, đáng chú ý là tỷ lệ vốn huy động trung và dài hạn luôn ở mức cao.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu huy động vốn theo thời gian

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019, 2020 và 2021

Nguồn vốn ngắn hạn huy động được từ các nguồn khác nhau của dân cư và thị trường ln có những biến động, song có thể thấy tỷ trọng này có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2019 tỉ lệ này ở mức 40% do dân cư cịn bị ảnh hưởng các chính sách liên quan đến nhà đất thì thời gian sau, do những động thái của Ngân hàng nhà nước, lãi suất đã có dấu hiệu giảm; đồng thời các thị trường vàng và nhà đất – vốn được coi là thị trường hàng hóa thay thế của lãi suất ngân hàng liên tục rơi vào trạng thái chững hoặc giảm sâu thì các tổ chức sử dụng cách thức gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lại. Thêm vào đó, chính sách lãi suất của toàn hệ thống ưu tiên các khoản tiền gửi từ trung hạn trở lên: đối với các khoản tiền gửi 12 tháng ln chênh lệch ít nhất 2%/năm đối với các khoản tiền gửi có thời gian thấp hơn. Đó là những lý do làm cho tỷ trọng huy động chuyển từ 40% ngắn hạn xuống còn 24% vào năm 2020. Ngồi ra, cũng có thể thấy rằng, giai đoạn cuối 2020 và đầu năm 2021, các cá nhân không đầu tư được (do vấn đề đầu tư vào thị trường bất động sản chững lại vì dịch), nên vốn của khách hàng cá nhân tạm thời được gửi tại ngân hàng. Chính vì thế, với vai trị là một ngân hàng có vốn nhà nước nên trong giai đoạn 2020 về sau, dịch bệnh không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của trung tâm, mà còn tạo điều kiện

cho trung tâm huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi đáng kể từ dân cư.

Về sử dụng vốn và lợi nhuận trước thuế

Đa phần các hoạt động sử dụng vốn của trung tâm đều tập trung vào hoạt động cho vay – do đó lợi nhuận từ trung tâm chủ yếu được mang lại từ hoạt động này. Bên cạnh đó, một số hoạt động khác trong tín dụng như bảo lãnh, ủy thác, chiết khấu cũng được thực hiện một cách hạn chế. Các hoạt động như sử dụng thẻ, bảo hiểm… cũng đã dần được các khách hàng sử dụng tại trung tâm.

Hình 2.3 cho thấy doanh thu của trung tâm tăng cao qua các năm, song lợi nhuận trước thế lại dao động quanh mức 170 tỷ đồng/năm. Một trong những nguyên nhân chính của việc doanh thu tăng cao là việc trung tâm mở rộng được thêm rất nhiều các hoạt động từ phía cho vay, trong đó có một phần quan trọng là việc lãi suất trên thị trường tăng cao làm tăng lãi suất cho vay và phí. Song đến năm 2020, hoạt động này mới tăng đột biến – hơn 130 tỷ từ doanh thu. Đây là do trung tâm phát triển các dịch vụ phụ cận như thanh toán tiền lương qua thẻ, thu hộ ngân sách bên cạnh những hoạt động về tín dụng – vốn là việc thực hiện hoạt động cho vay mua nhà ở phát triển mạnh tại khu vực mà trung tâm hoạt động, đồng thời tài trợ một số cơng trình xây dựng quy mơ lớn nên dự thu tăng cao. Mặc dù năm 2020 dịch bệnh có xảy ra, nhưng như đã đề cập, trung tâm huy động được nguồn vốn giá rẻ từ dân cư, nên khi bán vốn cho hội sở nên có nguồn doanh thu có giá cao. Đây là một trong những lợi thế của trung tâm khi dịch bệnh xẩy ra.

Biểu đồ 2.2. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế tại trung tâm

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, 2020

Song, cũng chính vì những biến động của thị trường nên chi phí trả lương cho nhân viên, chi trả lãi cũng như dự phịng rủi ro tín dụng tăng tương ứng nên lợi nhuận trước thuế của trung tâm gần như ổn định tại mức 170 tỷ/năm, trừ năm 2020 có tăng theo xu hướng của doanh thu. Tất cả các hoạt động sử dụng vốn của trung tâm đều có những đóng góp nhất định, song cao nhất vẫn là từ hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w