V Sự hữu hình (tangibles)
MIỀN BẮC – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
2.2.2.2. Kết quả thực hiện được về hoạt động cho vay KHCN
Đây là một trong những hoạt động mang tính chất phát triển mạnh nhất của trung tâm, do đó, tổng dư nợ đều tăng nhanh qua các năm: nếu như năm 2018, là năm mà trung tâm gặp nhiều khó khăn thì dư nợ cho vay KHCN chỉ chiếm khoảng 1829 tỷ đồng, thì đến năm 2021 đã tăng lên đến 4212 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch mà ban giám đốc đặt ra, đưa trung tâm trở thành một trong những điểm sáng của hệ
thống về phát triển hoạt động cho vay KHCN.
Số lượng KHCN sử dụng vay vốn tại trung tâm tăng rõ rệt trong các năm – nhất là đối với số lượng khách hàng cá nhân. Với hơn 200 cá nhân sử dụng dịch vụ của trung tâm vào khoảng cuối năm 2018, thì trong vịng 4 năm, số lượng khách hàng đã khoảng 1200 khách hàng, cho thấy sức phát triển và khả năng phục vụ và phát triển thị trường của trung tâm đã vươn lên với mức đáng khích lệ. Đa phần số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại đều thực hiện các hoạt động vay vốn để mua nhà ở, mua ô tô hoặc sử dụng các hoạt động vay tiêu dùng.
Năm 2021, một điều có thể thấy là mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vẫn tăng lên. Nguyên nhân của việc này là nhu cầu mua và xây dựng nhà cửa của người dân tăng cao. Do giãn cách bởi dịch bệnh của đầu năm 2020 và năm 2021 (được nới lỏng vào từng thời điểm và năm 2022) nên người dân vay nhiều vào cuối năm để sửa nốt nhà hay để cố lướt sóng. Các hoạt động cho vay mua ơ tơ thì có xu hướng giảm – vì ơ tơ cấp trung khơng được ưa chuộng. Các hoạt động khác liên quan cũng tăng nhanh vào cuối năm: các cá nhân cần vay vốn để bổ sung hàng hóa vào gần tết (do trong năm đã cách li, không thể vay vốn được). Cũng vì có các chợ đầu mối nên nhu cầu vay vốn của người dân vào gần tết tăng cao (các bảng báo cáo này của cao học viên vào cuối năm), nên mức độ tăng trưởng nhanh chóng. Điều này cũng phù hợp với đa phần các NHTM ở khu vực Đống Đa và Hà Nội.
Bảng 2.1. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại trung tâm
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Dư nợ 1829.05 100% 2231.44 100% 2945.50 100% 4212.07 100% Mua nhà ở 827.52 45.24% 943.37 42.28% 1216.95 41.32% 1764.58 41.89% Mua ô tô 324.67 17.75% 435.06 19.50% 626.48 21.27% 864.55 20.53% Vay sản xuất kinh doanh 442.78 24.21% 518.05 23.22% 787.44 26.73% 1212.66 28.79% Các loại hình khác 234.08 12.80% 334.96 15.01% 314.63 10.68% 370.29 8.79%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019 và 2020 và nửa đầu 2021
Bảng 2.1 cho thấy một vấn đề đáng chú ý tại trung tâm khi cho vay khách hàng cá nhân: hoạt động cho vay để mua nhà ở chiếm một tỷ trọng đáng kể, và luôn chiếm hơn 40% trong tất cả các năm. Năm 2018 nhiều cá nhân vay nhiều vốn để mua nhà. Sau đó, về dư nợ thì hoạt động này vẫn tăng qua các năm, và tăng đến đỉnh điểm vào năm 2021 với hơn 1700 tỷ đồng, song về tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi. Nửa đầu năm 2019, tỷ trọng vay mua nhà lại có xu hướng tăng lên bởi đây là năm mà giá bất động sản trên thị trường dường như có xu hướng giảm xuống nên các cá nhân tập trung vốn để mua các khu căn hộ nhiều lên. Đây cũng là năm mà tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân đạt kỉ lục trong tất cả các năm từ 2017.
Bên cạnh hoạt động cho vay mua nhà ở là hoạt động vay mua ô tô. Hoạt động của trung tâm chủ yếu diễn ra tại quận Đống Đa nên đây được đánh giá là khu vực mà người dân sinh sống có mức thu nhập cao so với các trung tâm khác trên địa bàn Hà Nội. Do vậy, cùng với mức sống của cả nước tăng lên thì nhu cầu mua sắm các tài sản phục vụ đời sống cũng gia tăng. Vấn đề cần chú ý là dư nợ cho vay đối với ô tô tăng dần, từ 17.75% vào năm 2018 và đạt đỉnh điểm là 21.27% vào năm 2020, sau đó giảm dần xuống mức 17.27% vào năm 2019. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng dư nợ cho vay mua ơ tơ khơng giảm mà lại tăng đều đặn theo thời gian. Nguyên nhân của tình trạng này là vào năm 2018 đến năm 2020, trung tâm có phối hợp với các hãng và các cửa hàng bán ô tô thực hiện các hoạt động cho vay linh hoạt: chỉ cần mua ơ tơ của cửa hàng đó thì sẽ được vay vốn tại trung tâm với một mức lãi suất thỏa thuận. Điều này làm cho dư nợ vay ơ tơ tăng nhanh. Tuy nhiên, sau đó, có hai nguyên nhân chính làm cho hoạt động này giảm sút là (1) sự cạnh tranh quá mạnh từ phía các NHTM khác, và của các Trung tâm tài chính trên thị trường, điển hình là FE Credit – khi cho vay lỏng hơn trung tâm; (2) vì nợ xấu có xu hướng tăng lên, nên trung tâm cần phải thắt chặt các hoạt động. Cho vay ơ tơ có rủi ro lớn là giá xe giảm nhanh theo thời gian. Chính vì vậy mà tỷ trọng giảm.
Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tuy chiếm tỷ trọng không lớn như cho vay nhà ở, nhưng vẫn chiếm từ 24% - 28% qua các năm. Bắt đầu từ năm 2020, do hoạt động của nền kinh tế ấm dần lên nên các hoạt động vay để sản xuất cũng diễn ra đều đặn: các cá nhân vay để phát triển làng nghề, hoặc vay để xây dựng nhà ở (với một số doanh nghiệp tư nhân – được trung tâm hạch toán vào hoạt động của
cá nhân) hoặc vay để kinh doanh hàng hóa – thậm chí cho vay với các chủ cửa hàng kinh doanh ơ tơ. Do đó, cũng tương tự như hoạt động cho vay mua ô tô, đây là năm dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh bắt đầu tăng nhanh (hơn 26%) và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2021 (hơn 28%). Tuy nhiên, sau đó, khi đến năm 2019, có thơng tin sẽ áp thuế với các mặt hàng ô tô và quản lý chặt chẽ hơn với các làng nghề thì dư nợ tuy vẫn còn đà tăng, nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 26%.
Cuối cùng là các hoạt động cho vay khác tại trugn tâm, như cho vay qua thẻ (tín chấp, tín dụng) hay chứng minh tài chính. Các hoạt động này đang được trung tâm đẩy mạnh phát triển để cạnh tranh với các trung tâm NHTM khác và Trung tâm tài chính trên thị trường, song, mặc dù có tăng về dư nợ, nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm – bằng chứng là bắt đầu từ năm 2019, tỷ trọng là 15.01% thì các năm tiếp theo tỷ trọng lần lượt là 10.68% và 8.79%. Các năm sau, trung tâm đã cố gắng tăng hoạt động này, song tỉ trọng cũng chưa cao, chỉ khoảng 9.86%.
Ngoài những chỉ tiêu chung về cho vay KHCN, các nhóm chỉ tiêu chất lượng cho vay KHCN dưới góc độ khách hàng và ngân hàng sẽ được phân tích, nhằm đánh giá những mặt đạt được cũng như hạn chế của hoạt động này.