Thực trạng chất lượng cho vay khách hàngcá nhân tại trung tâm từ góc độ ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 61 - 67)

V Sự hữu hình (tangibles)

MIỀN BẮC – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 9VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.2.3.2. Thực trạng chất lượng cho vay khách hàngcá nhân tại trung tâm từ góc độ ngân hàng

góc độ ngân hàng

Dựa vào những tiêu chí đã lựa chọn, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại trung tâm được xem xét trên 2 nhóm chỉ tiêu chính là số lượng và chất lượng.

Nhóm chỉ tiêu về số lượng

Là một hoạt động chiếm tỷ trọng chính tại trung tâm, dư nợ cho vay của trung tâm luôn được đặt trong bối cảnh tăng trưởng đều đặn qua hàng năm. Dư nợ cho vay KHCN tại trung tâm tăng nhanh qua các năm, trong vòng 4 năm đã tăng từ gần 1.000 tỷ lên đến 1.800 tỷ đồng, do những kết quả của hoạt động thúc đẩy phát triển của tất cả các bộ phận trong toàn hệ thống, đặc biệt là các ưu đãi cho cá nhân vay vốn dưới hình thức vốn vay truyền thống và vốn vay thông qua thẻ trong thời gian qua. Tính bình qn, năm tăng trưởng thấp nhất của trung tâm đạt 19,4% vào năm 2018. Đây là năm bất động sản xuống giá, các hoạt động đầu tư cũng chững lại nên tăng trưởng không cao, và cũng là năm được đánh giá là kinh tế Việt Nam

chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế, nên các cá nhân đầu tư vào vốn mua nhà cũng rất ít – mà đây lại là hoạt động chính trong cho vay KHCN. Thậm chí, trong giai đoạn này, vốn 30000 tỷ đồng trong chương trình cho vay nhà ở thu nhập thấp ở trung tâm cũng đang cạn dần nên tốc độ tăng trưởng khơng cao. Thậm chí, trong những năm đó, chính sách cho vay nói chung của Ngân hàng nhà nước cịn khuyến khích vay vốn để sản xuất kinh doanh và hạn chế tiêu dùng, nên hoạt động sử vay vốn để mua nhà, mua ơ tơ cũng rất ít – mà thời điểm đó trung tâm cũng tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp.

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tại trung tâm

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020 và 2021

Những năm còn lại tốc độ đều đạt khoảng 25%/năm. Kết quả này đạt được là do thời điểm bây giờ, lãi suất có thấp đi do ngân hàng nhà nước quy định lúc bấy giờ lãi suất cho vay (dùng để tiêu dùng) được thỏa thuận. Thêm vào đó, những năm về sau, đặc biệt là từ nửa cuối năm 2020, sau khi mua lại một số Trung tâm tài chính và đẩy mạnh hoạt động cho vay nên tạo áp lực đối với các NHTM khác trên thị trường, cần phải giữ được khách hàng – nên có xu hướng giảm lãi suất hoặc tăng ưu

đãi cho khách hàng mua nhà, mua ô tơ – đặc biệt với nhóm khách hàng mua nhà ở dự án do có sự cam kết của trung tâm về việc cho vay vốn. Cuối cùng, do chủ trương phải đạt được tăng trưởng dụng 18% theo yêu cầu của nhà nước, và áp lực từ chính đối tác nước ngồi nên tồn bộ các trung tâm phải đẩy nhanh hoạt động cho vay qua thẻ để hoàn thành các chỉ tiêu KPI – nếu khơng muốn “có sự cố về lương và thưởng”. Trong năm 2021 có biến động nhưng con số cuối năm cũng rất ấn tượng. Sang đầu năm 2022, vì kinh tế mới phục hồi sau Covid, nhất là từ sau 30/4 nên tăng trưởng của trung tâm chậm lại.

Về cơ cấu các khoản mục cho vay, chủ yếu là mua nhà ở hoặc các hoạt động liên quan đến nhà ở như sửa chữa nhà, cơi nới thêm nhà ở hoặc mua trang thiết bị. Các hoạt động khác có thể có như mua ơ tơ, chứng minh tài chính, cho vay du học hoặc thẻ cho vay không nhiều nên sẽ khơng tập trung phân tích.

Nhóm chỉ tiêu chất lượng

Bên cạnh các chỉ tiêu về số lượng, thì điều cần quan tâm là các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng của các khoản vay, được chia vào 2 nhóm chỉ tiêu nhỏ là an tồn và sinh lời.

Bên cạnh các nhóm chỉ tiêu về sinh lời, nhóm chỉ tiêu quan trọng cũng được chú ý đối với hoạt động phát triển hoạt động cho vay là nhóm chỉ tiêu an tồn, dùng để đáp ứng khả năng chi trả của ngân hàng cũng như đáp ứng khả năng quay vịng vốn tốt nhất.

Khi thơng tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2017/TT-NHNN đi vào hoạt động kể từ khoảng quý 3 năm 2017 thì xảy ra tình trạng: các khoản nợ cứ trở thành nợ xấu thì tất cả các khoản nợ khác của chủ thể đó sẽ trở thành nợ xấu. Chính vì thế, các khoản nợ của khách hàng khách hàng cá nhân khi vay nhiều khoản vốn tại trung tâm hoặc vay tại các trung tâm của các NHTM khác nhau bị đẩy thành nợ xấu rất nhiều, làm cho tỷ lệ nợ này lên đến ngưỡng 2.7%, xấp xỉ với mức quy định của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, sau đó, nhờ vào việc đốc thúc khách hàng trả nợ bằng nhiều biện pháp – trong đó có bán tài sản đảm bảo – thì tỷ lệ nợ xấu đã xuống dưới 1%. Đây là một trong những điểm sáng của hoạt động quản lý rủi ro với cho vay KHCN: thấp hơn hẳn tất cả các hoạt động khác trong cho vay như cho vay truyền thống hay bảo lãnh… Ngoài ra, năm 2021 là năm mặc dù tăng trưởng cho vay rất nhanh, nhưng vì dịch bệnh nên nhiều khách hàng không trả được nợ cho

trung tâm (hoặc các đơn vị khác) nên khi thơng tin lên CIC thì ngay lập tức yêu cầu trở thành nợ xấu. Đây là 1 vấn đề cần quan tâm.

Biểu đồ 2.4. Các chỉ tiêu an tồn tại trung tâm 2

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019 và 2020

Tương tự như nợ xấu, ngân hàng thực hiện phân loại với các khoản nợ có vấn đề, bao gồm tồn bộ nợ xấu, nợ nhóm 2 và 1 phần nợ nhóm 1 mà các chủ thể vay vốn tại trung tâm không trả đúng hoặc đủ nợ theo thời hạn, đồng thời phân loại vào đây những khoản nợ có dấu hiệu khơng thu hồi được khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc những biến động thị trường làm khách hàng khơng có khả năng trả nợ (thường là với khách hàng vay vốn kinh doanh Bất động sản hoặc doanh nghiệp vay dưới tư cách khách hàng). Không giống như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ này lại có xu hướng xoay quanh mức 5% và có dấu hiệu tăng (lên đến trên 7%) vào năm 2021. Một trong những vấn đề được cho rằng gây ra việc này là (1) các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình gặp vấn đề trong thanh toán với các nước trên thế giới nên chậm chi trả. Cụ thể, các hoạt động liên quan đến xuất khẩu hàng thủy sản, hàng nơng sản gặp khó khăn khi thanh tốn với các thương lái, và thị trường lân 2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấucho vay và nợ có vấn đề cho vay tại chi nhánh đều so với tổng dư nợ từ KHCN.

cận, vì thế chậm chi trả, nhưng trong vịng 10 ngày sau vẫn chưa trả, nên trung tâm xếp vào nợ nhóm 2; (2) các hoạt động của khách hàng cá nhân, liên quan đến việc được nợ gốc và lãi do (1) quá hạn trả tiền mua xe hay mua nhà hoặc (2) quá hạn do sử dụng thẻ cho vay hay dịch vụ thấu chi quá khoảng dưới 10 ngày vẫn được cho rằng thuộc nợ nhóm 1, nhưng từ trên 10 đến dưới 90 ngày thì buộc sẽ phải xếp vào nợ nhóm 2. Thậm chí, các chun viên cịn báo cáo lên rằng, có những khách hàng sau khi sử vay vốn đã khơng ở theo địa chỉ thường trí nên khơng liên lạc được, nên phải phân loại nợ theo các chỉ tiêu định tính (điều 7 của quyết định 493 cũ, và hiện tại là thơng tư 02). Chính vì dư nợ tăng nhanh nên làm cho dự phịng chung (được tính bằng 0.75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4) cũng có xu hướng tăng, đặc biệt đến năm 2021, vì dư nợ tăng quá nhanh làm cho tốc độ tăng trưởng dự phòng vượt hẳn lên mức trên 8%. Tất nhiên, vì chỉ tiêu này tăng làm cho chi phí hợp lý hợp lệ trong kỳ của tồn trung tâm cũng tăng theo.

Nhóm chỉ tiêu sinh lời

Do trung tâm khơng thể bóc tách tất cả các khoản mục chi phí từ hoạt động cho vay KHCN, do đó, nhóm chỉ tiêu từ tăng trưởng lợi nhuận được thay thế bằng nhóm chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu.

Trong các chỉ tiêu về tăng trưởng liên quan đến cho vay KHCN, có thể thấy cũng giống như doanh thu của toàn bộ ngân hàng, doanh thu của hoạt động cho vay qua thẻ ln có dấu hiệu tăng theo cùng một xu hướng.

Các năm 2018 đến 2020, tăng trưởng doanh thu từ hoạt động Cho vay KHCN tương đối ổn định, xoay quanh mức trên dưới 10%, nhưng có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là để kích thích các cá nhân sử dụng nhiều vốn vay, các hoạt động liên quan đến lãi và phí của ngân hàng được giảm đi, thay vào đó là các chính sách ưu đãi cho khách hàng, ví dụ như hưởng lãi suất thấp nếu sử dụng thêm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, hoặc ưu đãi về hạn mức. Điều này làm cho tăng trưởng doanh thu không quá ấn tượng. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh thu lại chững lại. Nguyên nhân là mặc dù dư nợ tăng nhanh nhưng trung tâm phải giảm khá nhiều lãi cho khách hàng để duy trì nền khách hàng cũ (vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, và cũng phải yêu cầu giảm vì khách hàng chỉ trả nợ gốc, khơng trả nợ lãi khi thu nợ xấu). So với yêu cầu đặt ra thì trung tâm đã làm được nhiều việc hơn theo yêu cầu.

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.5. Tăng trưởng doanh thu từ cho vay tại trung tâm

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020 và 2021

Do bản thân trung tâm khơng thể bóc tách được các khoản mục trong NIM1 nên trong hạn chế của luận văn, tác giả sử dụng NIM2 để tính tốn.

Ngun nhân khơng bóc tách được: Hiện nay tại VPB đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing). Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng. Các trung tâm trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính (thơng qua trung tâm vốn) hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của trung tâm và bán vốn để trung tâm sử dụng cho tài sản có. Tuy nhiên, đang trong quá trình triển khai nên hoạt động này cũng còn một số vướng mắc, nên trung tâm vẫn có thể huy động vốn và dùng số vốn đó để cho vay với khách hàng. Thêm vào đó, hiện tại do trung tâm chưa tính được cụ thể từng nguồn huy động với giá bao nhiêu nên khơng tính được lãi suất đầu vào, nên khó tính được lãi suất bình qn. Ngồi ra, lãi suất mua bán vốn với hội sở cịn tùy thuộc thời kỳ nên khó có để tính tốn, vì vậy tác giả sử dụng NIM2 để tính.

Bảng 2.8. Tăng trưởng NIM qua các năm

Năm 2018 2019 2020 2021

NIM2 1,58% 1,75% 1,72% 1,84%

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 - 2021

Các hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp vào đầu tư của hoạt động cho vay qua cho vay cho thấy, NIM của trung tâm hàng năm đều có xu hướng gia tăng, và bám sát với tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế, và đều có mức nhích lên đáng kể. Tăng trưởng hàng năm cho thấy, cứ mỗi đồng cho vay sau khi trừ đi các chi phí của hoạt động huy động vốn thì sẽ đóng góp bằng 1,84% tổng tài sản vào năm 2021 – cao nhất trong số tất cả các năm. Sau khi loại bỏ đi các chi phí về con người và khấu hao tài sản cố định thì các hoạt động này đều chiếm tỷ lệ tương đối trong lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, có thể thấy, các khoản mục về chứng khoán tại ngân hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể, thể hiện qua việc NIM của năm 2020 giảm so với năm 2019, và đến năm 2021 cũng chỉ tăng lên 0,12%. Hoạt động này cho thấy, cho vay qua thẻ tại ngân hàng vẫn thể hiện được tính chất tăng trưởng nhanh chóng, và góp phần chi trả chủ yếu các khoản mục từ lãi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w