Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 35 - 40)

V Sự hữu hình (tangibles)

1 Tại Việt Nam, các NHTM khơng được phép cấp tín dụng với khách hàng vượt quá 5% vốn tự có.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan cũng đóng một vai trị quan trọng đối với việc phát triển hoạt động cho vay KHCN, bởi không phải hoạt động nào chi nhánh ngân hàng

cũng có thể thực hiện được. Một số nhân tố đáng chú ý như:

Vấn đề dịch bệnh

Dịch bệnh là vấn đề được nhắc đến trong thời gian gần đây. Khi dịch bệnh bùng phát, các địa phương phải đặt ra vấn đề cách li, các cá nhân sẽ phải làm việc tại nhà hoặc khơng làm được việc. Vì vậy, thu nhập sẽ giảm, các nguồn đầu tư sẽ đóng băng nên có thể sẽ vay vốn ngân hàng ít đi. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, các hoạt động liên quan đến dịch bệnh lại tạo cơ hội cho ngân hàng phát triển cho vay qua thẻ hoặc cho vay sau khi dịch bệnh ổn định (vì cần vốn để phát triển sản xuất kinh doanh). Do đó, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các ngân hàng trong bối cảnh mới.

Chính sách và quy trình cho vay KHCN của ngân hàng

Chính sách cho vay là tổng thể các quan điểm của ngân hàng về hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng cá nhân trong một thời kỳ. Về cơ bản thì chính sách cho vay sẽ bao gồm chính sách về đối tượng được vay, chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách các khoản chi vay có vấn đề, chính sách về thời hạn vay và chính sách về đồng tiền được cho vay. Các chính sách này là nền tảng cho hoạt động của ngân hàng. Nhờ vào chính sách này thì quy trình cho vay được xây dựng dựa trên mỗi phân đoạn khác nhau. Đồng thời, các chi nhánh cũng tiến hành xây dựng các quy trình riêng biệt dựa trên chính sách chung của hội sở. Một chính sách cho vay phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay KHCN của các chi nhánh ngân hàng nói riêng và tồn bộ hệ thống NHTM nói chung, bởi khách hàng sẽ được kiểm sốt trên một nền tảng vững chắc, ít rủi ro, đồng thời cũng mang tính đơn giản nhất.

Quy trình cho vay là tổng thể các bước từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ đến khi thu hồi toàn bộ gốc/lãi của khoản vay đối với khách hàng vay vốn. Nhờ vào quy trình này mà ngân hàng hoạt động một cách đồng thuận theo sự phối hợp của các phịng ban. Một quy trình cho vay phù hợp – được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như các mơ hình tốn hợp lý – sẽ giúp ngân hàng phân tách được chức năng của từng phòng ban, đồng thời giảm thiểu thời gian thẩm định cũng như giúp ngân hàng phát hiện rủi ro tốt hơn. Tâm lý của khách là ưa thích những ngân hàng có quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản và linh hoạt, vừa đẩy nhanh quá trình hợp tác vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy quy trình cho vay nhanh gọn, thủ tục

đơn giản, dễ thực hiện là một trong những yếu tố thu hút các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của NHTM.

Tuy nhiên, quy trình cho vay không chặt chẽ và không tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro sẽ gây mất an toàn cho hoạt động cho vay. Quy trình cho vay sơ sài cũng là kẽ hở để các doanh nghiệp lách luật và các cán bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp lợi dụng để làm trái với quy định, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay của ngân hàng. Bởi vậy, các NHTM cần xây dựng một quy trình và thủ tục cho vay gọn nhẹ, linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro theo quy định của nhà nước và của ngân hàng mình.

Mơi trường chính trị - xã hội:

Khi có được sự ổn định về chính trị - xã hội thì khiến các cá nhân sẽ yên tâm đưa ra các quyết định đầu tư và tăng nhu cầu về vốn. Điều này sẽ làm tăng các chỉ tiêu của ngân hàng về doanh thu, số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ… tăng lên. Ngược lại, nếu mơi trường chính trị - xã hội có bất ổn, sẽ thu hẹp quy mô đầu tư và nhu cầu về vốn cũng giảm theo.

Mơi trường kinh tế:

Mơi tường kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng khơng nằm ngoại lệ. Thậm chí hoạt động này của ngân hàng cịn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình trạng nền kinh tế. Tác động của mơi trường kinh tế đối với hoạt động cho vay KHCN của NHTM là tác động thuận chiều, khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động cho vay KHCN cũng được mở rộng, còn hoạt động cho vay KHCN sẽ bị thu hẹp khi nền kinh tế đi váo suy thối hoặc trong giai đoạn khó khăn.

Mơi trường pháp lý:

Mơi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Nếu một mơi trường khơng có việc chồng chéo giữa các văn bản pháp luật khác nhau thì có thể hướng dẫn hoạt động cho vay KHCN một cách phù hợp. Ngược lại, nếu các hoạt động liên quan đến việc ban hành hoặc thực thi các chính sách mang tính chất khơng ổn định, thời vụ thì có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay KHCN, cũng như khả năng chi trả các khoản nợ trong tương lai của khách hàng.

Chính sách vĩ mơ về cho vay của ngân hàng sẽ tạo điều kiện huy động vốn, chỉ ra mơi trường cho vay, hình thức cho vay cũng như những trọng điểm phải được ưu tiên trong hoạt động cho vay. Chính sách này cịn chỉ ra lãi suất, những nguyên tắc, những biện pháp xử lý rủi ro cho vay cùng với chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chun mơn ngân hàng. Như vậy việc đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khơng nhỏ bởi chính sách vĩ mơ về cho vay của ngân hàng.

Nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn

Chất lượng hoạt động cho vay được nâng cao hay giảm sút, điều đó phụ thuộc vào việc các khoản vay có được sử dụng hiệu quả khơng? Có góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội khơng? Có được hồn trả đúng thời hạn khơng? Điều này, ngồi phía Ngân hàng cịn phụ thuộc vào khách hàng (người đi vay).

- Thiện chí từ phía khách hàng: Sự thiếu thiện chí của khách hàng vay vốn

được biểu hiện trong quan hệ cho vay đối với Ngân hàng như việc không cung cấp đầy đủ thơng tin, đưa thơng tin sai lệch, cố tính lừa đảo chiếm dụng vốn hay kinh doanh trái pháp luật, cố tình sử dụng vốn sai mục đích hay gián tiếp tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của Ngân hàng. Những hành vi cố ý này đều mang lại rủi ro và gây khó khăn cho Ngân hàng trong hoạt động cho vay. Vì thế, Ngân hàng thường hướng đến những khách hàng có uy tín, bằng cách dựa trên mối quan hệ với khách hàng trong quá khứ hoặc từ các nguồn thông tin khác với những khách hàng mới để đánh giá mức độ tin cậy và uy tín của khách hàng.

- Mức thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng: Đây là hai nhân tố ảnh

hưởng nhất đến quyết định vay vốn của khách hàng. Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có học vấn cao cũng vậy. Với họ, việc vay mượn được xem là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong tình trạng khẩn cấp. Trong khi đó, đứng về phía Ngân hàng, thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến vấn đề quyết định có cho vay hay khơng của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng khi cho vay sẽ căn cứ vào mức thu nhập trong tương lai của khách hàng, đó là nguồn thanh tốn khoản nợ cho Ngân hàng. Do đó, thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vay vốn của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay đối với KHCN nói riêng. Khách hàng vay cần có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng và đặc biệt là cần

có thiện chí trả nợ một cách đúng hạn và đầy đủ.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng: có nghĩa là khách hàng có đáp ứng được các điều kiện như Ngân hàng đã quy định hay không? Các điều kiện như là tài sản đảm bảo cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp tài sản …Nếu Ngân hàng xét thấy khách hàng không thể hoặc không đủ khả năng đáp ứng thì sẽ khơng cấp vốn hoặc trong q trình cho vay phát sinh những vấn đề tiêu cực thì Ngân hàng có thể ngừng giải ngân. Chính vì thế mà khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung và đối tượng là KHCN nói riêng.

Tóm lại: chất lượng hoạt động cho vay KHCN của NHTM chịu tác động bởi

rất nhiều nhân tố như: Mơi trường pháp lý, kinh tế xã hội, chính sách cho vay, chĩnh sách vĩ mơ của chính phủ, quy mơ vốn, năng lực, phẩm chất cán bộ nhân viên … Do vậy, để phát triển hoạt động này thì ngân hàng phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến nó để từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả.

6CHƯƠNG 2

7THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY

8KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TRUNG TÂM TÍN CHẤP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Trung tâm tín chấp miền Bắc - ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w