2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. Những kinh nghiệm xố đói giảm nghèo ở nông thôn
2.2.2. Kinh nghiệm xố đói giảm nghèo ở trong n−ớc
2.2.2.1. Kinh nghiệm xố đói giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh
ở Việt Nam chủ ch−ơng XĐGN xuất hiện từ thành phố Hồ Chí Minh vào đầu thập kỷ 90, cho đến nay đã trở thành chủ ch−ơng lớn của Đảng và Nhà n−ớc ta nhằm từng b−ớc thực hiện công bằng xã hội dân giàu n−ớc mạnh.
Từ khi có Nghị quyết TW 5 thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu trong phong trào XĐGN. Đầu tiên làm thí điểm tại 6 huyện ngoại thành và 4 huyện ven đơ sau đó mở rộng ra 8 quận nội thành. Năm 1998 thành phố đã có quỹ lên tới 12,422 tỷ đồng, mỗi quận huyện có từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi ph−ờng xã có từ 30 đến 50 triệu đồng.
Kinh nghiệm XĐGN của thành phố Hồ Chí Minh đó là:
+ Các cấp uỷ Đảng chính quyền từ thành phố xuống quận, huyện phải chăm lo và coi trọng công tác XĐGN trong tình hình hiện nay thực sự coi đây
là nhiệm vụ quan trọng. Việc tổ chức triển khai đ−ợc tiến hành đồng bộ có kế hoạch cụ thể từ thành phố xuống các quận, huyện, xã, ph−ờng có tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để đề ra những giải pháp cho từng giai đoạn.
+ Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ thành phố đến quận, huyện, lấy Hội Nông dân và các cấp uỷ Đảng cơ sở làm đơn vị trực tiếp theo dõi quản lý chỉ đạo ch−ơng trình.
+ Để tạo nguồn vốn lâu dài đáp ứng đ−ợc nhu cầu đầu t− của các hộ trong diện XĐGN, các cấp uỷ Đảng và các cấp hội phải tích cực tìm các giải pháp tổng hợp để tạo nguồn vốn. Mặt khác phải chủ động xây dựng các dự án giải quyết việc làm khơi dậy tiềm năng kinh tế trong nội bộ nông dân, tổ chức học tập kinh nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
+ Phát động phong trào thi đua sản xuất giỏi, tiết kiệm v−ợt nghèo rộng khắp các cơ sở. Khơi dậy tình yêu th−ơng đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm, cơng tác đền ơn đáp nghĩa…
+ Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai mơ hình tổ giảm nghèo để h−ớng dẫn họ liên kết sản xuất v−ơn lên, đây là một loại hình tự quản về XĐGN với chất l−ợng cao hơn. Từ 11 tổ giảm nghèo thí điểm ở Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức… Đến nay đã lên tới 77 tổ tập hợp, 828 hộ tham gia.
+ Có dự án sản xuất kinh doanh trồng trọt, chăn nuôi, gia công may mặc, phát triển ngành nghề thủ cơng… thu hút 6 tỷ đồng vốn (bình quân 7,2 tỷ đồng /hộ). Nhờ đó thành phố Hồ Chí Minh đã giảm nhanh hộ nghèo đói, số hộ nghèo đói chiếm 25% những năm 80 hiện nay đã hạ xuống chỉ cịn 10,2% [15].
2.2.2.2. Kinh nghiệm xố đói giảm nghèo của An Giang
ở An Giang mơ hình XĐGN có những sắc thái đó là mơ hình nhà n−ớc và cộng đồng giúp các hộ thoát nghèo bằng nhiều biện pháp cùng một lúc để họ tạo ra một sự đột phá ban đầu nh− cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh
doanh đi liền với việc hỗ trợ họ xố nhà lá, nhà tạm, tơn cao nền, nhà v−ợt lũ và thu nhận lao động nghèo vào làm việc tại các tổ hợp tác, dịch vụ tại nơng thơn. Đến năm 1997 có 41,16% hộ thốt nghèo nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng theo ph−ơng châm lá lành đùm lá rách [20].
2.2.2.3. Kinh nghiệm xố đói giảm nghèo của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Thực hiện chính sách giao đất giao rừng từng hộ nơng dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cây l−ơng thực sang cây ăn quả (chủ yếu là cây vải thiều) và trồng rừng. Vì vậy tỷ lệ hộ đói nghèo trong huyện đã giảm nhanh hơn giảm từ 52% năm 1992 xuống còn 27% năm 1997, bình quân mỗi năm giảm đ−ợc 5%. Đặc biệt năm 1998 giảm đ−ợc 9,9% hiện nay huyện chỉ còn 17,1% hộ đói nghèo [4].