.Bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 92 - 96)

Tổng quan tình hình kinh tế- xã hội năm 2013

Năm 2013, do kinh tế thế giới biến động theo chiều hướng không thuận lợi như nợ công các nước châu Âu vẫn chưa giải quyết ổn thoả, tình hình an ninh phức tạp trên đất liền, trên biển; các nền kinh tế lớn hồi phục chậm nên tăng trưởng toàn cầu thấp hơn dự báo đầu năm, đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Ở trong nước tiếp tục thực hiện việc thắt chặt tài khoá và tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, nợ xấu cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Năm 2013, Chính phủ cũng đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu Quốc hội đã đề ra, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội đã có chuyển biến nhất định và đã đạt được những kết quả tích cực sau:

- Kinh tế vĩ mơ dần ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,06% so với thời điểm cuối năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu tăng 15,4% so với năm 2012 trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng điện tử.

- So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm, cơ cấu tín dụng có chuyển biến theo hướng tăng tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, cho xuất khẩu, cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tăng tín dụng cho cơng nghiệp phụ trợ đã tác động tích cực đến ổn định kinh tế. Tỷ giá cơ bản ổn định so với đầu năm, dự trữ ngoại hối tăng.

- Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhờ việc triển khai đồng bộ quyết liệt, việc cơ cấu lại các Ngân hàng thương mại yếu kém, thanh khoản của hệ thống nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng được cải thiện đáng kể, nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống đã bị đẩy lùi.

- Thị trường bất động sản đã có những bước chuyển tích cực hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:

- Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Tổng dư nợ tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn, tình trạng nợ xấu của các Ngân hàng chậm được giải quyết và cịn có khả năng tiếp tục tăng. Thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, chưa có khả năng phục hồi. Thị trường chứng khoán giảm mạnh.

- Khu vực doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với vấn đề vay vốn tín dụng. Trong nửa đầu năm 2013, Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng các chính sách tài khố khi tăng trưởng GDP có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, các biện pháp bình ổn lại làm suy yếu nhu cầu trong nước, khiến quỹ đạo tăng trưởng bị chậm lại. Số DN giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất, kinh doanh phục hồi chậm; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở mức cao.

Các dự báo kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và thách

thức với kinh tế vĩ mô trong năm 2014

Trong nhiều dự báo, dù khác nhau về mức độ, nhưng hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều thống nhất nhận định xu hướng cải thiện tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2014 với mức tăng khoảng 3,5 đến 4,1%, tức cao nhất trong 4 năm qua. Thế giới chứng kiến sự phục hồi của hầu hết các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung Châu Âu…đặc

trưởng và có thể đạt từ 6,6% đến 7%. Thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn khoảng 4,5%. Hoạt động M&A( muc bán và sáp nhập doanh nghiệp) tiếp tục gia tăng.

Sang tới năm 2014, theo các chuyên gia nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ có những sự cải thiện rõ rệt. Môi trường đầu tư trong nước sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ những thuận lợi đến từ gia tăng xuất khẩu và đón nhận dịng vốn từ nước ngoài gắn với xu hướng hồi phục kinh tế thế giới nêu trên, cũng như một loạt chính sách vĩ mơ mà Việt Nam đã triển khai hay sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2014, nhất là từ chính sách giảm thuế.

Cơ hội đầu tư trong nước cũng sẽ đem lại hiệu quả hơn nhờ việc giảm lãi suất, nới lỏng linh hoạt tài chính và tín dụng, trong đó có mở rộng và tăng tốc giải ngân đầu tư công cho các dự án trong kế hoạch. Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng.

Bên cạnh đó, tiền đồng sẽ tiếp tục được giữ vững nhờ dự trữ ngoại hối tăng ba lần trong năm 2013 và tỷ giá chỉ tăng khoảng trên dưới 2% trong cả năm 2013 và cũng tăng không quá 3% như cam kết mạnh mẽ của ngân hàng nhà nước. Lạm phát sẽ được kiểm soát nhờ những nỗ lực nêu trên.

Về việc xử lý nợ xấu, năm 2014, công ty VAMC sẽ tiếp tục thu gom nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Cùng với khối lượng nợ xấu đã mua được năm 2013, năm 2014 được xác định là năm VAMC tiếp tục phải đối mặt với áp lực không nhỏ trong việc xử lý các khoản nợ xấu, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tái cơ cấu các khoản nợ, thơng qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nền kinh tế phát triển lành mạnh.

Đối với thị truờng bất động sản thì dự báo năm 2014 sẽ là giai đoạn bản lề để thị trường bất động sản bước sang một trang sử mới. Với gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ, nhà nước đã tạo được một đà lớn cho sự đi lên của thị trường bất động sản. Một số dự án bắt đầu khởi động lại, một số dự án đã giao dịch trở

lại. Bắt đầu từ phân khúc nhà giá rẻ sau đó lan tỏa sang một số phân khúc khác đối với các dự án sắp hồn thiện, có vị trí tốt, tiến độ thi cơng tốt và chủ đầu tư có uy tín thì lượng quan tâm của khách hàng rất lớn. Bằng chứng là đã có những dự án bán hết ngay sản phẩm khi tung bán ra thị trường. Đến cuối 2013, đầu 2014 thị trường khá khởi sắc, chủ đầu tư rất hào hứng khởi động lại dự án. Có nhiều yếu tố giai đoạn này khiến nhiều dự án triển khai từ sự hỗ trợ của ngân hàng, lãi suất và chính sách. Năm 2014 có rất nhiều cơ hội, đặc biệt cho những DN có tiềm lực, những dự án phải chuyển nhượng lại, những sản phẩm bán cắt lỗ thì đó là cơ hội cho những người mạnh dạn đầu tư, nhìn trước được thị trường. Phân khúc bất động sản bán được cho người tiêu dùng cuối, có nhu cầu nhà ở, đa phần là mua lần đầu, tổng giá trị dưới 2 tỷ sẽ sơi động tùy theo vị trí. Do vậy 2014 thị trường bất động sản đã khởi sắc trở lại.

Đối với thị trường chứng khoán, năm 2014 là một năm khởi sắc. Chỉ số giá và số lượng nhà đầu tư vào thi trường chứng khốn đều có xu hướng tăng. Thêm nữa, năm 2014 sẽ có những thay đổi lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam về cơ cấu, tổ chức hoạt động, tính chuyên nghiệp của thị trường chứng khoán sẽ nâng cao rõ rệt. Mặc dù việc triển khai thị trường chứng khốn phái sinh có thể chưa thể thực hiện ngay trong năm 2014 nhưng đề án này là một tiền đề tạo nên sự đột phá trong quá trình phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam, tạo kỳ vọng cho thị trường.

Có thể nói, năm 2014 vẫn cịn tồn đọng nhiều khó khăn, nhưng có nhiều cơ sở để chúng ta tin tưởng rằng, năm 2014 sẽ là bước đà để cả nước vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng cho nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp lấy lại khí thế và động lực để phát triển hoạt động của mình.

Đối với Việt Nam nói riêng, năm 2014 cũng là năm bản lề của kế hoạch 5 năm nhưng nhiều chỉ tiêu sau 3 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức

là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô: lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn 2013. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng - an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)