Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 85 - 87)

ST

T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1 Doanh thu thuần VNĐ 412,291,997,804 624,956,846,632 (212,664,848,828) -34.03 2 Lợi nhuận sau

thuế VNĐ 2,483,761,128 8,848,158,908 (6,364,397,780) -71.93 3 VLĐ bình quân VNĐ 615,941,634,272 630,848,432,895 (14,906,798,623) -2.36 4 Số vòng quay VLĐ [(1)/(3)] vòng 0.669 0.991 (0.321) -32.43 5 Kỳ luân chuyển VLĐ [360/(4)] ngày 537.8 363.4 174.4 48 6 Hàm lượng VLĐ [(3)/(1)] VNĐ 1.494 1.009 0.485 48 7 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên VLĐ

[(2)/(3)]

% 0.60% 1.42% -0.81% -57.45

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013)

Doanh thu thuần năm 2013 giảm 212.664.848.828 đồng với tỷ lệ giảm là 34,03% so với năm 2012. Vốn lưu động bình quân cũng giảm 14.906.798.623 đồng với tỷ lệ giảm 2,36%. Điều này đã làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm từ 0,991 vòng xuống còn 0,669 vòng. Kỳ luân chuyển cũng tăng lên tương ứng từ 363,4 ngày lên 537,8 ngày.

Số vòng quay vốn lưu động giảm, kỳ luân chuyển vốn tăng chứng tỏ khả năng tận dụng vốn lưu động vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Lượng đầu tư vào vốn lưu động giảm nhẹ hơn doanh thu tương ứng. Mặc

nhưng vẫn không thể theo kịp so với tốc độ giảm của các chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Nếu sử dụng hợp lý lượng vốn lưu động, thì với một lượng vốn xác định cơng ty sẽ quay vịng vốn nhanh hơn, đạt doanh thu cao hơn, lợi nhuận lớn hơn. Do vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp góp phần làm tăng số vịng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hàm lượng vốn lưu động năm 2013 là 1,494 có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần 1,494 đồng vốn lưu động. So với năm 2012, hệ số này đã tăng 0,485 lần ứng với 48%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút vì phải tốn nhiều đồng vốn lưu động hơn mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động năm 2013 so với 2012 cũng giảm xuống (từ 1,42% xuống còn 0,6%). Những giá trị này q thấp để có thể đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Xác định mức tiết kiệm hay lãng phí vốn của cơng ty năm 2013, ta có: VTK (±) = x (K1 – K0) =412,291,997,804 /360 x ( 537,8–363,4)

=199.762.881.913 (đồng)

Như vậy Công ty đã sử dụng lãng phí số vốn lưu động là 199.762.881.913 đồng. Đây là biểu hiện không tốt trong công tác sử dụng vốn lưu động. Do công tác quản lý vốn lưu động chưa thực sự triệt để làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm đi. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lãng phí vốn lưu động cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Để biết được vị trí của cơng ty cổ phần xây dựng số 5 so với các đơn vị cùng ngành, ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của cơng ty với các chỉ tiêu trung bình ngành năm 2013 thông qua Bảng 2.16: Một số chỉ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)