Tình hình quản lí hàng tồn kho

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 73 - 76)

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán VNĐ 566,539,046,480 367,447,605,108 (199,091,441,372) -35.1 Hàng tồn kho bình quân VNĐ 349,978,584,876 261,615,508,637 (88,363,076,239) -25.2 Vòng quay hàng tồn kho [(1)/(2)] vòng 1.619 1.405 (0.214) -13.2

Số ngày luân chuyển

hàng tồn kho [360/(3)] ngày 222.4 256.3 33.9 15.3

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013)

tức 13,2%. Số vịng quay hàng tồn kho giảm kéo theo kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên từ 222,4 ngày lên 256,3 ngày. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán (35,1%) nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của hàng tồn kho bình qn (25,2%). Số vịng luân chuyển hàng tồn kho giảm xuống cũng làm cho chu kỳ kinh doanh bị kéo dài thêm, làm ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế của cơng ty như đã phân tích ở trên, cơng ty đã có những nỗ lực giảm mức tồn kho xuống.

Nói chung, hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2013 đạt được một số các mục tiêu nhất định. Cơng ty đã ý thức được tình hình và nỗ lực giảm các khoản mục có thể gây mất vốn. Tuy nhiên, cơng ty nên chú ý hơn đến các cơng trình hiện đang xây dựng thi cơng dở dang, nhanh chóng hồn thiện để có thể thu hồi vốn, tránh để ứ đọng vốn.

2.2.2.5. Về quản lí nợ phải thu.

Trong nền kinh tế thị trường thường xảy ra việc doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia trong chu kì tham gia sản xuất kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, đó là các khoản phải thu, ví dụ như cơng ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho nhà cung cấp… nên quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong quản lý và sử dụng vốn lưu động. Các khoản phải thu này có ý nghĩa rất quan trọng với tình hình tài chính của cơng ty vì nhờ đó cơng ty có thể nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ rất dễ dẫn đến thất thốt vốn, làm tăng lên các khoản chi phí như: chi phí quản lý nợ, thu hồi nợ,…

Trước tiên ta sẽ đi vào phân tích tình hình biến động khoản phải thu so với tổng tài sản của Công ty trong 2 năm vừa qua:

Biểu đồ 2.6. Tình hình biến động giữa khoản phải thu và tổng tài sản trong năm 2012 và 2013

(Đơn vị: VNĐ)

Qua biểu đồ ta có thể thấy quy mô khoản phải thu của Công ty tăng liên tục trong 2 năm gần đây theo sự gia tăng của tài sản. Từ mức 300,358,615,295 đồng năm 2012 dư nợ phải thu đã tăng với tốc độ 30.98% đạt mức 393,416,992,325 đồng vào năm 2013. Trong khi đó, tổng tài sản cũng tăng nhưng tăng với tốc độ nhỏ hơn rất nhiều là 0.16%, từ 653,226,133,094 đồng năm 2012 lên 654,292,653,170 đồng tức là tăng 1,066,520,076 đồng. Từ các con số này ta thấy rằng tỷ trọng nợ phải thu với tổng tài sản trong năm 2013 đã tăng khá nhiều so với năm 2012.

Để có thể đi sâu phân tích tình hình quản trị khoản phải thu, ta xem xét cơ cấu các khoản phải thu của công ty cổ phần xây dựng số 5 để đánh giá sự biến động của từng khoản mục phải thu của công ty trong năm qua.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)