Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012, năm 2013

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 51 - 56)

(Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn lưu động 608,793,125,216 93.2 623,090,143,328 95.23 14,297,018,112 2.35 Vốn cố định 44,433,007,878 6.8 31,202,509,842 4.77 (13,230,498,036) -29.78 Tổng vốn kinh doanh 653,226,133,094 100 654,292,653,170 100 1,066,520,076 0.16

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013)

Từ bảng phân tích cho thấy, vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2013 là 654,292,653,170 đồng, đã tăng lên 1,066,520,076 đồng so với cuối năm 2012 với tỷ lệ tăng là 0.16%. Trong đó:

Vốn cố định năm 2013 là 31,202,509,842 đồng, chiếm tỷ trọng 4.77% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2012 là 44,433,007,878 đồng chiếm tỷ trọng 6.80%, tỷ lệ giảm là 29.78%. Công ty giảm đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí trả trước dài hạn khác, chính điều này làm giảm khoản đầu tư vào vốn cố định của Công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu vốn kinh doanh là không đáng kể.

Vốn lưu động cuối năm 2013 chiếm tỷ trọng 95.23%, đã tăng lên so với tỷ trọng của cuối năm 2012 là 2.35%. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2013 là 393,416,992,325 đồng tăng 93,058,377,030 đồng ứng với 30.98% so với năm

khăn như hiện nay, các chủ đầu tư chưa thể thu hồi được vốn do người dân khơng cịn nhiều nhu cầu về nhà ở, Chính phủ khơng cịn mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng…Vì vậy, chủ đầu tư cũng khơng có tiền để có thể thanh tốn các hợp đồng với cơng ty; dẫn đến việc các khoản nợ của khách hàng đối với công ty ngày càng tăng. Việc tăng vốn lưu động cho thấy trong năm 2013 doanh nghiệp vẫn chú trọng tích cực nâng cao vốn lưu động nhằm đảm bảo hoạt động chính sản xuất kinh doanh.

Là một công ty trong ngành xây dựng nên cơng ty có vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm 2012,

năm 2013.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty năm2012, năm 2013. 2012, năm 2013.

Năm 2012 Năm 2013

Qua biểu đồ trên, ta thấy cơng ty vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu vốn, có sự thay đổi nhưng chỉ là thay đổi nhỏ, vốn lưu động vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn kinh doanh. Giảm bớt đầu tư vào vốn cố định giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện

nay. Bên cạnh đó sự tăng cường đầu tư vào vốn lưu động lại thể hiện sự thích ứng của doanh nghiệp với những thay đổi mang tính ngắn hạn của thị trường.

Qua số liệu trên ta thấy công ty chưa thật sự chú trọng đầu tư vào cả tài sản lưu động và tài sản cố định. Vì vậy, để có thể đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì Cơng ty cần phải chú trọng vào khâu quản trị vốn lưu động và vốn cố định.

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty cổ phần xây dựng số 5.

Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Về nguyên tắc tài trợ: Tài sản dài hạn trước hết phải được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Còn tài sản ngắn hạn một phần sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Tuy nhiên, mức độ tổ chức, sử dụng vốn thế nào cịn tuỳ từng chính sách tài trợ của doanh nghiệp linh hoạt, mạo hiểm hay thận trọng.

Mơ hình 01: Mơ hình tài trợ vốn của cơng ty đầu năm 2013 Tài sản ngắn hạn: 608,793,125,216 đồng ( 93.20%) Nguồn vốn ngắn hạn: 547,661,384,560 đồng (83.84%) Nguồn vốn dài hạn: 105,564,748,534 đồng (16.16%) Tài sản dài hạn: 44,433,007,878 đồng (6.8%)

Mơ hình 02: Mơ hình tài trợ vốn của công ty cuối năm 2013

Tài sản ngắn hạn: 623,090,143,328 đồng (95.23%) Nguồn vốn ngắn hạn: 558,650,346,708 đồng (85.38%) Nguồn vốn dài hạn: 95,642,306,462 đồng (14.62%) Tài sản dài hạn: 31,202,509,842 đồng (4.77%)

Từ mơ hình trên ta thấy: Năm 2013, cơ cấu tài sản của công ty biến động theo xu hướng tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn.Tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm tài sản ngắn hạn của Công ty đều

Nguồn vốn lưu động thường xuyên: 64,439,796,620 đồng (9.85%) Nguồn vốn lưu động thường xuyên: 61,131,740,656 đồng (9.36%)

lớn hơn tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng toàn bộ nguồn vốn tạm thời (Nguồn vốn ngắn hạn) và một phần nguồn vốn thường xuyên (Nguồn vốn dài hạn). Tài sản dài hạn (tài sản cố định) của Cơng ty được tài trợ tồn bộ bằng nguồn vốn dài hạn (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) cho thấy cơng ty đang theo đuổi chính sách huy động vốn an toàn, mang lại sự ổn định và lành mạnh cho Cơng ty về mặt tài chính. Nhờ có uy tín lâu năm trong ngành nên cơng ty có thể huy động được nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho những dự án đầu tư mua sắm mới trang thiết bị, văn phịng…

Đi sâu xem xét về mơ hình tài trợ của Cơng ty trong năm vừa qua ta thấy tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm, mơ hình tài trợ gần như khơng có sự thay đổi đáng kể. Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng tỷ trọng thì nguồn vốn lưu động thường xuyên của Cơng ty cũng có xu hướng tăng lên. Việc điều chỉnh nguồn vốn tài trợ cho tài sản ngắn hạn theo hướng giảm nguồn vốn tạm thời và tăng lên nguồn vốn lưu động thường xuyên là một chiến lược chưa hợp lý, khiến cho cơng ty tăng thêm phần chi phí sử dụng vốn. Nguyên nhân là do nguồn vốn lưu động thường xun là nguồn vốn dài hạn, có tính chất ổn định và lâu dài nhưng chi phí sử dụng vốn lại cao hơn. Sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ gây lãng phí về vốn và làm tăng chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên điều chỉnh nguồn vốn này ở mức hợp lý sẽ giúp Công ty gia tăng thêm về năng lực tài chính, đồng thời vẫn đảm bảo vững chắc về tài chính cho Cơng ty trong ngắn hạn.

Để xem xét kĩ hơn cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty năm 2013 ta dựa vào bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)