Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 26 - 29)

codex để xây dựng những quy định về thực phẩm quốc gia.

Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng

Các nước châu Phi quy định rất chặt chẽ về nhãn mác, kí mã hiệu, trên đó phải ghi rõ thông tin cần thiết cho người sử dụng như: nước xuất sứ, thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… Ngồi ra, Nam Phi, Ai Cập, Kenya cịn có những yêu cầu khắt khe hơn. (Đinh Thị Thơm, 2007, trang 59)

1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi Phi

1.3.1 Vai trò của xuất khẩu gạo đối với quốc gia

Gạo là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của đất nước ta. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam là 2,96 tỷ USD, chiếm 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (không kể dầu thô). Mặc dù chưa thể so sánh với các mặt hàng như dệt may hay điện thoại và linh kiện, nhưng gạo là một ngành hàng được đánh giá có khả năng phát triển bền vững, mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho quốc gia. Trong thời gian qua, khi nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta gặp khó khăn thì gạo vẫn giữ được sự ổn định với khối lượng và kim ngạch ở mức tương đối cao. Nhiều năm liền, Việt Nam vẫn ở trong số những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Những thành công của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới càng khẳng định thêm tầm quan trọng của mặt hàng này đối với đất nước. Với nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu gạo hàng năm, nước ta có thể đầu tư vào nhiều hạng mục để phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa của đất nước.

Với một đất nước nơng nghiệp như Việt Nam, có một số lượng lớn dân số phụ thuộc vào cây lúa nước. Xuất khẩu gạo trước hết làm tăng thu nhập của những người nông dân trồng cây lúa nước. Khi đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này thì kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng phát triển: xay xát, phơi sấy, vận chuyển bảo quản,... Những ngành công nghiệp này thu hút khá nhiều lao động khi khơng u cầu trình độ q cao, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho đất nước.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi, đến nay Việt Nam đã có mối quan hệ giao thương với rất nhiều quốc gia châu Phi. Việc gạo Việt Nam có mặt ở 35 quốc gia của châu Phi cũng trở thành 35 đầu mối để mở rộng và thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao với châu lục này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo cũng góp phần khẳng định và nâng cao vị trí của quốc gia trên trường quốc tế.

1.3.2 Khai thác những lợi thế của đất nước.

Việt Nam là một đất nước nơng nghiệp lâu đời, xuất khẩu gạo chính là khai thác những lợi thế sẵn có của đất nước. Đầu tiên phải kể tới điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp với cây lương thực này. Đất đai đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong sản xuất lúa gạo, nước ta có quỹ đất có khả năng trồng lúa với tỷ lệ rất cao trong đất có khả năng nơng nghiệp. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm rất lơn, là điều kiện lý tưởng cho cây lúa phát triển. Các hệ thống sông lớn trên khắp cả nước mang lại nguồn nước tưới tiêu ổn định quanh năm cho đồng ruộng. Như vậy, ngành trồng lúa Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, mang lại giá trị kinh tế ổn định cùng với chi phí đầu tư thấp.

Yếu tố nguồn nhân lực trong ngành này khơng chỉ có lợi thế về số lượng, giá thành mà cịn có ưu thế lớn về chất lượng. Việt Nam có dân số trên 80 triệu người và số người ở độ tuổi lao động và làm nơng nghiệp chiếm phần lớn trong số đó. Với lịch sử hàng ngàn năm gắn bó với nghề trồng lúa, người Việt đã đúc rút được kĩ thuật, kinh nghiệm, kiến thức về cây lúa, cho phép con người khai thác triệt để những tài sản thiên nhiên đã kể trên.

Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo cũng chính là khai thác những lợi thế to lớn của đất nước mà không phải quốc gia nào cũng có được.

1.3.3 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo nhằm giảm rủi ro, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề khác. triển các ngành nghề khác.

Trong những năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang những thị trường truyền thống đang gặp khơng ít khó khăn. Tại thị trường các nước Đơng Nam Á, Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gắt gao từ gạo Thái Lan. Thái Lan với nguồn hàng lớn, mức giá phải chăng, đang là một đối thủ lớn của Việt Nam ở thị trường này. Ngoài ra,

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các nước ở khu vực này cũng đang có xu hướng cắt giảm lượng gạo nhập khẩu của nước mình khi mà nền kinh tế đang gặp khó khăn cũng như sản lượng lương thực sản xuất trong nội địa gia tăng. Đối với thị trường Trung Quốc, nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, nước này đang đẩy mạnh nhập khẩu tiểu ngạch mà không chịu nhập khẩu chính ngạch. Điều này gây sức ép về giá đối với các thương nhân xuất khẩu. Bên cạnh đó chính phủ nước này cũng đang đẩy mạnh kiểm sốt và ngăn chặn nhập lậu qua biên giới làm ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam bên cạnh duy trì việc xuất khẩu gạo sang các thị trường quen thuộc thì việc tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng là rất cần thiết để tránh các rủi ro từ các thị trường cũ. Châu Phi được đánh giá là một trong những thị trường mới tiềm năng như vậy.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mục đích cũng là đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo của đất nước. Phát triển ngành lúa gạo cũng sẽ thúc đẩy q trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa nơng thơn bằng việc thúc đẩy các ngành dịch vụ ở nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu gạo không chỉ tạo điều kiện cho ngành trồng lúa phát triển mà cịn thúc đẩy các ngành cơng nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng gạo bao gồm cung ứng nguyên nhiên liệu sản xuất, vận chuyển hàng hóa, cơng nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm,…

1.3.4 Châu Phi là một thị trường tiềm năng.

Châu Phi đã và đang có những chuyển biến tích cực về chính trị - kinh tế nhờ có các chính sách cải cách nền kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngồi. Với tình hình tăng trưởng kinh tế như hiện nay, châu lục này có nhu cầu rất lớn về các chủng loại hàng hóa và lại không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Đặc biệt, với số dân trên 1 tỷ người và đang không ngừng gia tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm ở mức cao. Trong khi đó tình hình sản xuất trong châu lục chỉ đủ đáp ứng một phần nhỏ, số lượng còn lại phải đi nhập khẩu. Mỗi năm, châu Phi phải nhập khẩu hàng chục triệu tấn lương thực từ các châu lục khác, trong đó có mặt hàng gạo – một thế mạnh của đất nước ta. Do vậy, nước ta cần có những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo vào thị trường này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)