2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
2.2.3 Thị hiếu người tiêu dùng
Tại châu Phi, bên cạnh lúa mì và ngơ thì gạo là nguồn thức ăn chính của người dân trong các bữa ăn hàng ngày. Hiện nay, có một số quốc gia ở khu vực này có thu nhập đạt mức cao như Nam Phi, Nigieria, Algieria,…tuy nhiên các quốc gia này chỉ chiếm thiểu số. Hầu hết các quốc gia ở châu lục này đang có mức thu nhập khá thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị hiếu tiêu dùng của khu vực. Ở các quốc gia có thu nhập cao thì nhu cầu tiêu dùng gạo chủ yếu tập trung vào các loại gạo chất lượng cao và có thương hiệu như gạo basmati, gạo đồ. Điển hình là thị trường các thị Nigieria và Nam Phi với nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân chủ yếu tập trung đối với gạo đồ nhập khẩu từ Thái Lan và Ấn Độ. Các loại gạo này mạng lại lợi nhuận khá cao cho nhà xuất khẩu, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho người nơng dân. Mặc dù vậy, kim ngạch và khối lượng xuất khẩu các loại gạo này của Việt Nam sang châu Phi còn hạn chế. Trong thời gian tới, gạo Việt Nam cần có định hướng tận dụng các lợi thế sẵn có của mình để phát triển sản xuất và xuất khẩu các chủng loại hàng hóa này.
Đối với các quốc gia có thu nhập thấp thì nhu cầu gạo chủ yếu tập trung vào các loại gạo chất lượng trung bình chủ yếu thỏa mãn nhu cầu lương thực của người dân. Hiện nay xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường châu Phi cũng chủ yếu là các chủng loại gạo này. Tuy nhiên, trong các năm gần đây, nhu cầu này có xu hướng dịch chuyển sang tăng nhu cầu gạo phẩm cấp cao và giảm nhu cầu gạo phẩm cấp thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu về mặt hàng gạo của các quốc gia này đang tăng dần do thu nhập ngày càng được cải thiện cùng với tốc độ tăng dân số cao làm lượng cầu gạo cho tiêu dùng tăng lên. Đây là cơ hội rất lớn cho các loại gạo phẩm cấp trung bình và cao của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.