2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Châu Phi giai đoạn
2.1.6 Các hoạt động xúc tiến sản phẩm
2.1.6.1 Tổ chức hoạt động khảo sát thị trường châu Phi
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo tại một số nước Châu Phi như Bờ biển Ngà, Senegal, Cameroon, Ghana, Nigeria, Algeria... Tham gia các đoàn khảo sát này, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các đối tác tiềm năng và thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các quy định và xu hướng phát triển của thị trường tiềm năng này. Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Bộ cũng tích cực đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền về nhu cầu nhập khẩu
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
gạo của thị trường Châu Phi cũng như cơ chế nhập khẩu mặt hàng này trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
Cụ thể, theo trang tin của Cục xúc tiến thương mại (www.vietrade.gov.vn), từ ngày 12 đến 18 tháng 4 năm 2013 Bộ Công Thương đã tổ chức đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại tại Sudan và Ai Cập. Đồn cơng tác do Lãnh đạo Bộ Công Thương dẫn đầu bao gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó có mặt hàng gạo. Trong thời gian làm việc tại Sudan và Ai Cập, đoàn đã làm việc với các Bộ, ngành liên quan tìm hiểu cơ chế chính sách, thơng tin thị trường, ngành hàng; tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp Sudan và Ai Cập, khảo sát thị trường, tìm hiểu hệ thống phân phối hàng hóa, cảng biển,... Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 10 năm 2013, thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia năm 2013 đã được phê duyệt, Bộ Cơng Thương đã tổ chức đồn 18 doanh nghiệp đi giao thương tại thành phố Alger, Algeria. Ngồi ra, thời gian gần đây Bộ Cơng Thương cũng đã tổ chức rất nhiều đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại khác đi giao thương ở nhiều quốc gia khác nhau ở châu Phi. Các doanh nghiệp gạo của Việt Nam khi đi theo đồn cũng đã có cơ hội gặp gỡ đối tác bạn hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình và hơn hết là nắm bắt được phong tục kinh doanh của mỗi thị trường. Bên cạnh đó, qua các cuộc gặp gỡ với khách hàng, một số khách hàng đã có nhu cầu mua hàng ngay với các doanh nghiệp Việt Nam và hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh. Các đoàn nghiên cứu thị trường cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn chủ động ra nước ngoài để khảo sát thị trường và thiết lập mối quan hệ với khách hàng.
2.1.6.2 Kí kết các biên bản ghi nhớ
Năm 2011 – 2012, Bộ Công Thương đã gửi thư đến Bộ Thương mại các nước Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo để đề xuất đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo nhằm giúp gạo Việt Nam có đầu ra ổn định, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này đồng thời tránh được sự cạnh tranh từ gạo của các nước xuất khẩu khác. Bản ghi nhớ giữa các nước về thương mại gạo sẽ đóng vai trị là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược về cung cấp lương thực giữa Việt Nam và các nước châu Phi. Qua đó, Việt Nam
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những nước cung cấp gạo hàng đầu, nâng cao vai trị chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực khu vực và quốc tế. Theo Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công thương, vào tháng 6/2011, Bộ Công Thương đã ký MOU về cung cấp gạo cho Cộng hoà Sierra Leone. Gần đây nhất, tháng 3/2013, đoàn Bộ trưởng Thương mại Ghi-nê đã vào Việt Nam ký MOU về gạo theo đó Việt Nam cung cấp cho Ghi-nê gần 1 triệu tấn gạo, thời gian bắt đầu từ năm 2013. Hiện tại, Bộ cũng đang đàm phán các thỏa thuận tương tự với một số nước như Ghana, Cameroon. Việc kí kết các biên bản ghi nhớ MOU là một kênh quan trọng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi trong bối cảnh tình hình thị trường khó khăn. Việc ký kết các bản ghi nhớ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, giúp gạo Việt Nam tăng xuất khẩu trực tiếp và ổn định sang thị trường châu Phi, tránh được sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ của một số nước, giúp gạo Việt Nam có thêm đầu ra xuất khẩu, tạo tâm lý tốt để người trồng lúa yên tâm sản xuất. Đây là một lợi thế hiện nay của Việt Nam tại khu vực này so với các quốc gia xuất khẩu gạo khác khi đã ký kết được Bản Ghi nhớ về thương mại gạo (MOU) với nhiều nước trong khu vực trong thời gian qua và đã trong quá trình đàm phán, thỏa thuận với một số nước trong thời gian tới.
2.1.6.3 Hỗ trợ giải quyết vướng mắc trong thanh toán
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh tốn xuất nhập khẩu, tháng 1/2013, Bộ Cơng Thương, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam, Lào, Campuchia và châu Phi tại Hà Nội. Đây là dịp để ngân hàng các bên tăng cường khả năng hợp tác, xác định nhu cầu của doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, các hoạt động xúc tiến thương mại của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào châu Phi đang dần được chú trọng. Tuy nhiên, những hoạt động cụ thể còn thưa thớt và vẫn chưa mạng lại tác động mạnh mẽ, rõ nét trong công tác xúc tiến thương mại của ngành gạo Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, ngành lúa gạo cần được đầu tư bài bản và nhiều hơn nữa về nhân lực cũng như tài chính
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
cho công tác này, xứng đáng với sản phẩm ở vị trí là một trong những ngành hàng chủ lực của Việt Nam tại châu Phi.