3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng gạo vào châu Phi
3.3.2 Giải pháp nâng cao giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu
Tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang châu Phi sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế của đất nước và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo. Muốn vậy, phải nâng cao chất lượng mặt hàng gạo xuất khẩu để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác cũng như gia tăng giá trị cho gạo xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng mặt hàng gạo xuất khẩu, cần phải chú trọng từ khâu chọn giống tới khâu sản xuất và các công đoạn chế biến, bảo quản.
Áp dụng khoa học kĩ thuật trong chọn giống và sản xuất
Cả nhà nước lẫn các doanh nghiệp cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ vào cơng tác nghiên cứu khoa học. Áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tập trung tạo ra các giống lúa có năng suất cao, ổn định, có chất lượng tốt. Có thể cải tạo và phát triển các giống lúa sẵn có mang lại sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh nghiên cứu các giống lúa, các nhà khoa học cũng phải nghiên cứu quy trình canh tác phù hợp đồng thời tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình kĩ thuật cho các hộ nơng dân. Đây là một yếu tố then chốt đối với mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam. Khi có giống lúa tốt và ổn định thì
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
mới có thể có mặt hàng gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt cũng trở nên dễ dàng hơn nếu gạo xuất khẩu Việt Nam có một các chủng loại có chất lượng ngang bằng hoặc cao hơn gạo của Thái Lan, Ấn Độ. Khi đó, cùng với những lợi thế khác của xuất khẩu gạo Việt Nam, nhất định sẽ đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu vào thị trường câu Phi.
Sau hoạt công tác chọn giống, hoạt động sản xuất cũng cần được chú trọng. Khi đã chọn được giống lúa phù hợp cần hình thành các vùng lúa nguyên liệu phục vụ hoạt động xuất khẩu. Bởi nếu chọn được giống lúa tốt mà sản xuất manh mún nhỏ lẻ thì năng suất cũng như chất lượng lúa thu hoạch sẽ khơng cao. Trong q trình canh tác, nơng dân cần thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật đã được chuyển giao. Các trang thiết bị máy móc sản xuất cần được đầu tư hiện đại. Về vật tư nông nghiệp, nông dân cần sử dụng đúng các loại đã được hướng dẫn. Nếu có thể, các doanh nghiệp nên cung cấp vật tư cho nơng dân trong q trình canh tác và giám sát một cách chặt chẽ. Các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học thay thế các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Như vậy sẽ hạn chế dư lượng phân, thuốc hóa học trong hạt gạo thành phẩm, góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
Đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản
Trước sự cạnh tranh gay gắt tới từ các quốc gia xuất khẩu gạo khác, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần phải chú ý tới khâu chế biến và bảo quản gạo. Hiện nay, hệ thống máy móc xay xát, sang lọc, đánh bóng gạo của các doanh nghiệp nước ta còn lạc hậu, khiến cho chất lượng của gạo thành phẩm không được đảm bảo. Thậm chí, lúa nguyên liệu khi qua tay các thương lái được tiến hành xay xát tại các nhà máy nhỏ lẻ khiến cho chất lượng gạo đi xuống rất nhiều. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng các cơ sở cế biến tập trung, mua các trang thiết bị máy móc hiện đại. Nếu có thể, các cơ sở chế biến và bảo quản nên được xây dựng tại các khu vực vùng lúa nguyên liệu để tạo thành hệ thống sản xuất, chế biến khép kín, đồng thời giảm giá thành vận chuyển. Các doanh nghiệp cũng chỉ nên mua lúa, gạo nguyên liệu từ thương lái, nên hạn chế mua lúa gạo thành phẩm từ nguồn này để phục vụ xuất khẩu vì chất lượng khơng được đảm bảo. Đối với nhà nước, cần có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để có thể thực hiện được
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
điều này. Các biện pháp thiết thực là cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, cho thuê đất xây dựng nhà xưởng.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu
Hiện nay, hệ thống cán bộ nông nghiệp tại các địa phương trồng lúa cịn khá mỏng và chưa đồng đều, ít kinh nghiệm, chưa thể hỗ trợ một cách tốt nhất cho người nơng dân. Dẫn đến tình trạng sản xuất cịn yếu kém, làm chất lượng sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu cịn thấp và khơng ổn định. Bởi vậy nhà nước cần có kế hoạch cụ thể tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho cán bộ nông nghiệp. Kịp thời bổ sung hệ thống cán bộ có chun mơn cao ở những địa phương còn thiếu, đặc biệt là các vùng lúa chuyên canh. Các cán bộ nơng nghiệp cần có kế hoạch cơng tác đi sát với thực tiến sản xuất, tiến hành hướng dẫn, giám sát hoạt động trồng lúa của nơng dân.
Bên cạnh đó, các doanh cũng cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động và cán bộ kĩ thuật trong các cơ sở chế biến và bảo quản gạo xuất khẩu của mình. Cần mở các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thơng tin về các quy trình chế biến mới, cách thức vận hành hệ thống trang thiết bị hiện đại. tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ trình độ của cán bộ và cơng nhân kỹ thuật để có phương hướng đào tạo thích hợp.