Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 60 - 66)

2.3 Đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong thời gian qua tuy đã có những thành cơng nhất đinh, song bên cạnh đó cịn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục:

Thứ nhất, hệ thống phân phối gạo hiện nay hầu hết phải qua nhiều khâu trung

gian từ sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng nên lợi ích của người nơng dân không được đảm bảo. Mỗi lần qua trung gian như thế thì giá gạo lại tăng lên. Nông dân bán gạo xuất khẩu với giá thấp, phần lớn lợi nhuận rơi vào tay thương lái và nhà xuất khẩu. Mặc dù hiện nay các mô hình lúa chuyên canh-xuất khẩu đang được xây dựng nhưng chưa phổ biến do gặp nhiều khó khăn. Việc gạo phải qua khá nhiều khâu trung gian còn làm cho chất lượng của mặt hàng gạo không được đảm bảo, có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng với chất lượng kém. Bên cạnh đó, chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nơng. Hình thức xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường châu Phi cịn đơn giản, chủ yếu là dưới hình thức trực tiếp

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

và qua trung gian, trong đó xuất khẩu qua trung gian chiếm phần lớn. Xuất khẩu qua trung gian không chỉ đẩy giá gạo của Việt Nam lên cao mà còn ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu.

Thứ hai, chất lượng mặt hàng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu

Phi chưa thật sự cao. Mặc dù hiện nay Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo có phẩm cấp cao sang thị trường châu Phi, nhưng chất lượng của các loại gạo này so chưa thể so sánh với gạo cao cấp của Thái Lan hay Ấn Độ. Hơn nữa, các quốc gia này đều đã xây dựng thương hiêu cho các mặt hàng gạo xuất khẩu, trong khi đó gạo Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Khơng có thương hiệu, gạo Việt Nam có rất nhiều bất lợi khi cạnh tranh với gạo xuất khẩu của các nước này. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất gạo đồ xuất khẩu khi mà nhu cầu sử dụng loại gạo này tại châu Phi ngày một tăng. Đây là loại gạo cao cấp, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp cũng như nơng dân. Tuy nhiên, do vấn đề chi phí đầu tư ban đầu mà hiện nay, khối lượng xuất khẩu loại gạo này còn khá nhỏ.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn trong khâu kí kết

hợp đồng cũng như thanh tốn với đối tác châu Phi. Việc xuất khẩu theo phương thức CIF mang lại khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong khâu thuê tàu cũng như mua bảo hiểm cho hàng hóa. Bên cạnh đó, việc khơng ưu tiên thanh tốn bằng L/C cũng như thường xun thanh tốn chậm từ phía nhà nhập khẩu châu Phi khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Khơng ít trường hợp các hợp đồng bị hủy bỏ do vướng mắc về vấn đề thanh toán cũng như phương thức xuất khẩu.

Thứ tư, các hoạt động xúc tiến cho mặt hàng gạo của chúng ta còn yếu, hoạt động

tiếp thị đơn lẻ, rời rạc, thiếu sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Các phương thức tiếp thị truyền thống như tổ chức triển lãm, tham gia hội chợ quốc tế chưa được các doanh nghiệp chú trọng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Giá trị mặt hàng gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến chất lượng gạo chưa thật sự cao:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Theo các nhà quản lý và các chun gia nơng nghiệp thì chất lượng hạt giống không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng lúa gạo thấp hơn mong đợi. “Hiện nay, giống lúa sử dụng trong canh tác ở nước ta được cung cấp theo hai hệ thống chính gồm: hệ thống giống chính quy và hệ thống giống nơng hộ. Hệ thống giống chính quy gồm các cơng ty giống, các trung tâm giống ở TW và địa phương. Trong khi đó, hệ thống giống nơng hộ gồm các hợp tác xã giống, tổ sản xuất giống và hộ nông dân sản xuất giống. Giống nông hộ là giống được tạo ra từ nguồn giống chính quy và được nhân ra các giống tiếp theo nên giá giống rẻ hơn, đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Nông dân ở nhiều nơi vẫn tự ý sử dụng giống theo hệ thống giống nông hộ do chi phí rẻ hơn” (Thảo Nguyên, 2014). Đặc biệt là người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp chủ yếu cho gạo xuất khẩu Việt Nam, vẫn có thói quen sử dụng giống trong kho thay vì đầu tư mua giống lúa tốt. Điều này khơng những làm giảm năng suất sản xuất mà cịn giảm chất lượng gạo xuất khẩu.

Chất lượng gạo kém cịn do khâu chế biến, bảo quản của cả nơng dân và thương lái. Chất lượng hạt gạo kém cịn do nơng dân thiếu hiểu biết khi phơi lúa ngoài đồng, hoặc để lúa chín lâu ngày mới thu hoạch. Đối với sản xuất lúa hàng hóa, khi phơi qua đêm, độ ẩm gạo tăng do hút sương; rồi ban ngày nắng, nhiệt độ cao làm cho độ ẩm giảm quá mức dẫn đến hạt gạo rạn vỡ từ trong vỏ lúa. Do vậy khi xay xát, gạo bị gãy rất nhiều. Gạo trước khi đến tay nhà xuất khẩu thường qua công đoạn xay xát, phơi sấy của nông dân hoặc thương lái. Tuy nhiên, q trình này khơng được thực hiện đúng tiêu chuẩn, máy móc thiết bị, quy trình kĩ thuật đều chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng khiến cho hạt gạo thành phẩm có chất lượng thấp. Ngoài ra, khi qua tay các thương lái, gạo có thể được chà trộn, lẫn tạp từ nhiều giống lúa khác nhau, khi tới tay nhà xuất khẩu thì khơng thể kiểm sốt được chất lượng. Đây là do liên hệ giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành có chức năng cịn yếu: Chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nơng. Việc kiểm sốt chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Mặt khác, Việt Nam còn chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một bụi đỏ, Huyết rồng… Ngồi ra cũng có những giống lúa thơm, thơm nhẹ do các nhà khoa học chọn tạo nhưng chưa được khai thác cho xuất khẩu, ví dụ OM 3536, OM 4900, OM 7347, OM 6162, ST 3, ST 5, MTL 495… Gạo thơm chúng ta đang xuất khẩu hầu hết đều có nguồn gốc từ nước ngồi ví dụ: Jasmine 85, Khaodak Mali, DS 10, DS 20…(Nguyễn Công Thành, 2012, trang 1)

Gạo xuất khẩu Việt Nam vào thị trường châu Phi phải thông qua trung gian, gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu lẫn người tiêu dùng do những nguyên nhân sau:

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cịn q thiếu thơng tin về thị trường này. Đến nay, quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và châu Phi còn hạn chế. Các cơ quan đai diện ngoại giao và và thương mại của Việt Nam cũng khá thưa thớt ở thị trường này. Nước ta mới có Đại sứ quán tại một số quốc gia châu Phi: Nam Phi, Ai Cập, Tanzania, Senegal, Algieria,…cùng một số ít các thương vụ làm theo chế độ kiêm nhiệm, thiếu nhân lực, thiếu kinh phí nên chưa thể bao quát hết thị trường để giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu và thâm nhập thị trường. Do thiếu thông tin nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro khi thực hiện hợp đồng, nhất là khâu thanh toán khi mà các nhà nhập khẩu châu Phi thường không mở L/C và hay trả chậm. Trong khi đó, các trung gian xuất khẩu gạo lại rất am hiểu thị trường châu Phi, có hệ thống phân phối gạo trên thị trường này. Bởi vậy, dẫu biết khi xuất khẩu qua trung gian thì sẽ khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh nhưng đấy là phương án khả dĩ để giảm thiểu rủi ro.

Thời gian qua, khi Bộ Cơng thương tổ chức các phái đồn tìm hiểu thị trường và xúc tiên thương mại ở khu vực châu Phi, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã có cũng có cơ hội tiếp xúc với các đối tác tiềm năng. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ở các nước châu Phi để đầu tư trực tiếp vào thị trường gạo khu vực này.

Các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xây dựng thương hiệu còn hạn chế do:

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Các cơ quan có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xúc tiến thương mại cũng như xây dựng thương hiệu của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường châu Phi. Qua đó chưa có chiến lược cũng như tầm nhìn cụ thể cho việc xúc tiến thương mại tại thị trường này. Khiến cho các hoạt động xúc tiến thương mại có thực hiện trong thời gian qua nhưng cịn rời rạc và chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam chưa tổ chức được mạng lưới thu mua và xây dựng vùng nguyên liệu khiến chất lượng gạo xuất khẩu không đồng nhất. Khi qua tay thương lái, các loại gạo được gom chung với nhau trong khi chất lượng khác nhau hồn tồn khiến chất lượng gạo khơng được đảm bảo. Khi mà chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được cải thiện một cách triệt để thì vấn đề xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam cịn gặp khó khăn.

Vấn đề về nguồn vốn gây khó khăn cho tất cả các khâu trong hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.

Người nông dân thiếu vốn để sản xuất hiệu quả. Nguồn vốn thu được từ bán lúa, gạo thành phẩm phục vụ hoạt động xuất khẩu là không cao. Do thiếu vốn, người dân không thể đầu tư mua các giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ có chất lượng. Điều đó khiến cho hoạt động sản xuất khơng ổn định.

Thiếu vốn khiến cho các trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến còn nhiều lạc hậu. Hệ thống máy xay xát khơng đảm bảo có thể khiến cho hạt gạo thành phẩm bị vỡ nát, giảm chất lượng. hệ thống phơi sấy, bảo quản chất lượng kém có thể khiến cho hạt gạo bị ẩm mốc, đổi màu. Điều này khiến hạt gạo khi đem đi xuất khẩu có chất lượng kém, giá trị thấp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.

Vấn đề thiếu kinh phí cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hiệp hội lương thực Việt Nam, đặc biệt là các thương vụ Việt Nam tại thị trường châu Phi. Hiệp hội lương thực chủ yếu hoạt động dựa trên nguồn kinh phí của các hội viên. Trong khi nguồn kinh phí này là có hạn, bởi vậy điều này hạn chế rất nhiều khả năng hoạt động của VFA. Bên cạnh đó, do thiếu kinh phí nên các thương vụ ở châu Phi còn hạn chế cả về số lượng lẫn

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

chất lượng. Một thương vụ có thể kiêm nhiệm ở nhiều quốc gia khác nhau nên không thể hoạt động một cách hiệu quả.

***

Qua những phân tích trên, có thể kết luận rằng trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi đã có những chuyển biến tích cực. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo đang có chiều hướng gia tăng, chất lượng mặt hàng gạo dần được cải thiện, gạo Việt Nam đang dần mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia ở khu vực này. Mặc dù vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn thiếu sự ổn định do gặp khơng ít khó khăn khi tiếp cận thị trường này. Đối với gạo Việt Nam, châu Phi vẫn là một thị trường xa xôi mới lạ, thiếu thốn thông tin nên các hoạt động vận tải, thanh toán, xúc tiến thương mại chưa được thực hiện một cách thuận lợi. Châu Phi vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và để đạt được những thành công trong thời gian tới, cần có sự cỗ gắng nỗ lực từ phía nhà nước, doạnh nghiệp cũng như các cơ quan ban ngành liên quan để vượt qua những khó khăn này.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 60 - 66)