Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 59 - 60)

2.3 Đánh giá về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong thời gian vừa qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của cả nước, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:

Thứ nhất, kim ngạch và khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường

châu Phi có những bước thăng trầm khác nhau, có năm cao có năm thấp nhưng nhìn chung đang tăng dần theo thời gian. Chỉ trong vịng chín năm, khối lượng và kim ngạch năm 2003 lần lượt là 564 nghìn tấn và 133,4 triệu USD đã tăng lên đến năm 2013 là 1,795 triệu tấn và 775 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang châu Phi đã mang về nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước trong thời gian gần đây, qua đó góp phần quan trọng trong phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển biến theo

chiều hướng tích cực hơn. Hiện nay, các loại gạo có chất lượng thấp đang dần được hạn chế xuất khẩu, thay vào đó là đẩy mạnh xuất khẩu gạo 5% tấm, gạo thơm, gạo tấm thơm sang thị trường châu Phi. Tăng cường xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao sẽ hạn chế sự phụ thuộc của xuất khẩu gạo Việt Nam vào các chủng loại gạo chất lượng thấp, khi mà các chủng loại gạo chất lượng thấp này hiện đang bị cạnh tranh về giá quá mạnh mẽ tới từ các quốc gia như Pakistan và Ấn Độ. Ngồi ra, điều này khơng chỉ nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu mà còn tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như lợi ích cho người nông dân.

Thứ ba, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi biến động theo xu hướng

tăng lên. Giá gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi năm 2014 đạt kỷ lục 494 USD/tấn. Có được điều này là do chất lượng gạo đã được cải thiện, đồng thời việc nắm bắt thông tin thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam tốt hơn. Ngồi ra, cịn có sự biến động thị trường gạo thế giới theo hướng cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung giảm, có lợi về giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Thứ tư, một số các hoạt động xúc tiến sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đến

thị trường châu Phi đã được thực hiên trong thời gian qua. Bộ Công Thương đã tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường ở châu Phi, kí kết các biên bản ghi nhớ về gạo với các quốc gia ở châu lục này. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã hỗ trợ giải quyết vướng mắc về thanh toán ở thị trường này cho các doanh nghiệp trong nước. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại và khảo sát thị trường, bên cạnh việc giữ vững thị phần tại các thị trường quen thuộc tại châu Phi, các doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam đã thâm nhập và từng bước nâng cao thị phần tại nhiều quốc gia mới và tiềm năng ở châu Phi.

Thứ năm, gạo Việt Nam ngoài xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc ở châu

Phi còn đang mở rộng xuất khẩu ra thêm nhiều quốc gia ở khu vực này. Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt ở 35 trên tổng số 55 quốc gia khu vực châu Phi. Điều này sẽ giúp gạo Việt Nam đến gần với nhiều người tiêu dùng ở châu Phi hơn thay vì phụ thuộc vào các thị trường cũ. Ngồi ra mở rộng thị trường giúp gạo Việt Nam tìm kiếm các cơ hội mới, các bản hợp đồng gạo ở các thị trường mới, giảm rủi ro ở các thị trường quen thuộc.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường châu phi (Trang 59 - 60)